Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7: Thiếu nữ và cây sồi già bên đường (Trích Chiến tranh và hoà bình – Lép Tôn-xtôi)

Hướng dẫn soạn bài 7: Thiếu nữ và cây sồi già bên đường (Trích Chiến tranh và hoà bình – Lép Tôn-xtôi) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. Chuẩn bị 

Câu hỏi: Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lép Tôn – xtôi và bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình.

Bài làm chi tiết: 

- Thông tin về tác giả Lép Tôn – xtôi: 

+ Ông sinh ngày 28/8/1828 tại điền trang Laxnaia Poliana.

+ Ông mồ côi bố mẹ khi còn rất nhỏ: Mẹ của ông là nhà văn Maria Vonkonxki, bà mất khi Lép Tônxtôi chỉ mới được 23 tháng tuổi. Cha của ông cũng mất khi ông mới lên 9 tuổi.

+ Ông sống cùng người cô họ là Tachiana.

2. Đọc hiểu 

Câu 1: Chú ý các từ ngữ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật An – đrây.

Bài làm chi tiết: 

- Các từ ngữ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật An – đrây:

+ “Lòng không vui và tư lự”,

+ “Chợt thấy lòng se lại”.

Câu 2: Hình dung khung cảnh đêm trăng ở Ô – trát – nôi – ê.

Bài làm chi tiết: 

Khung cảnh đêm trăng ở Ô – trát – nôi – ê: 

+ Đó là 1 đêm trăng mát mẻ, trong sáng và yên tĩnh.

+ Từ điểm nhìn qua khung cửa sổ của nhân vật, ánh trăng soi sáng óng ánh như bạc.

+ Ở phía dưới hàng cây cao có những khóm cây gì ướt mọng, cánh lá lăn tăn phản chiếu ánh trăng bạc.

+ Xa hơn, ở phía sau hàng cây đen có một cái nhà sương đọng lấp lánh, về phía bên phải có một cây to um tùm, thân và cành đều trắng muốt, và ở phía trên là vầng trăng gần tròn, trên nền trời xuân trong sáng chỉ lác đác mấy vì sao.

Câu 3: Hình dung tâm trạng vui tươi, cảm giác bay bổng của nhân vật Na – ta – sa. 

Bài làm chi tiết: 

Tâm trạng vui tươi, cảm giác bay bổng của nhân vật Na – ta – sa:  

+ Bị bất ngờ và cảm thấy thích thú với khung cảnh ánh trăng.

+ Vì thế mà cô đã liên tục gọi Xô – nhi – a ra cùng để ngắm ánh trăng đêm tuyệt mĩ đó.

+ Rồi sau đó, Na – ta – sa tưởng tượng rằng rồi cô ấy sẽ được bay bổng lên theo ánh trăng “Đây này, cứ ngồi xổm như thế này nhé, vòng tay xuống dưới đầu gối thế này ôm thật chặt, thật chặt vào, phái cố lấy sức thế nào cũng bay bổng lên cho mà xem. Đây này!”

Câu 4: Minh họa dưới đây liên quan gì đến nội dung văn bản?

Bài làm chi tiết: 

Mối liên quan giữa hình ảnh và nội dung văn bản:

+ Là hình ảnh minh họa cho câu văn: “Đây này, cứ ngồi xổm như thế này nhé, vòng tay xuống dưới đầu gối thế này ôm thật chặt, thật chặt vào, phái cố lấy sức thế nào cũng bay bổng lên cho mà xem. Đây này!”

+ Hình ảnh đã minh họa cho dáng ngồi của Na – ta – sa khi cô đang trong tâm trạng vui vẻ và cảm giác bay bổng dưới ánh trăng đêm đẹp một cách tuyệt mĩ làm cho cô phấn khích và thích thú.

Câu 5: Chú ý những chòm lá xanh mơn mởn trên cây sồi già.

Bài làm chi tiết: 

+ “Cây sồi già bây giờ đã hoàn toàn đổi mới, tỏa rộng một vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang như say sưa ngất ngây, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều.”

+ “Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những đám lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được rằng, chính cây sồi cằn cỗi kia đã sinh ra những chòm lá xanh mơn mởn ấy.”

Câu 6: Chú ý tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc của nhân vật An – đrây.

Bài làm chi tiết: 

Tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc của nhân vật An – đrây: Khi nhận ra cây sồi trước mắt mình chính là cây sồi khi trước, công tước An-đrây nghĩ và “chàng bỗng vô cớ có một cảm giác vui mừng, sảng khoái, tưởng chừng như mỗi tế bào trong mình đổi mới, sống lại.”

3. Sau khi đọc 

Câu 1: Nhân vật An – đrây Bôn – côn – xki chú ý đến cô gái Na – ta – sa Rô- Xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na – ta – sa trong đêm trăng ở Ô – trát – nôi – ê.

Bài làm chi tiết: 

- Đó là tình huống: Khi mà An – đrây Bôn – côn – xki đến thỉnh cầu viên đô quý tộc về công việc tại gia đình Rô – xtốp ở Ô – trát – nôi – ê, trong khi trò chuyện với hai ông bà Rô – xtốp và các vị thượng khách thì Bôn – côn – xki có để ý đến Na – ta – sa vui đùa giữa đám thanh niên và có một băn khoăn trong lòng đó là “Không biết cô ấy nghĩ gì? Cái gì làm cô ta sung sướng thế?”

- Vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa trong đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê: 

+ Với vẻ ngoại hình tinh khôi, tươi trẻ cùng tâm hồn hiền lành và sáng tú có sức lôi cuốn mọi người xung quanh. -> đó là một vẻ đẹp đặc biệt và đầy sức hút.

+ Cô yêu đời và có một tâm hồn bay bổng và tỏ ra vô cùng thích thú với đêm trăng sáng. Không muốn bỏ lỡ đêm trăng đẹp, Na-ta-sa đã kêu Xô-nhi-a ra ngắm trăng cùng mình và hướng dẫn cô ấy “Đây này, cứ ngồi xổm như thế này nhé, vòng tay xuống dưới hai đầu gối thế này ôm thật chặt, thật chặt vào, phái cố lấy sức thì thế nào cũng bay bổng lên cho mà xem. Đây này!”. 

-> Vẻ đẹp của Na-ta-sa gợi lên sự hòa hợp, yên bình và hy vọng trong cuộc sống, là nguồn động viên lớn lao cho những người khác trong cuộc chiến tranh và hòa bình. 

Câu 2: Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi này có thể tượng trưng cho điều gì?

Bài làm chi tiết: 

- An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì cây sồi già đã từng gợi cho chàng những ấn tượng kì lạ khó quên. 

- Những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già: “Cây sồi già bây giờ đã hoàn toàn đổi mới, tỏa rộng một vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang như say sưa ngất ngây, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều.” 

- Cây sồi này có thể tượng trưng cho tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Cây sồi đã thay đổi và cảm xúc của nhân vật cũng thế. 

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách tiếp cận của nhà văn Tôn-xtôi đối với tâm hồn con người. 

Bài làm chi tiết: 

Diễn biến tâm trạng nhân vật An-đrây:

- Tuy lòng không vui và tư lự nhưng vì công việc, chàng đã đến gia đình Rô-xtốp ở Ô-trát-nôi-ê để thỉnh cầu viên đô thống quý tộc và tại đây chàng đã gặp Na-ta-sa – người đã làm cho tâm hồn chàng quý tộc trẻ Anđrây vô cùng xao xuyến. Sau đêm trăng tại Ô-trát-nôi-ê, An-đrây trở về. 

- Trên đường về, chàng đi qua khu rừng bạch dương dạo đầu xuân. Tại đây, An-đrây đã tìm kiếm cây sồi già như tìm kiếm người bạn cố tri. Sự thay đổi của cây sồi đã đem đến cho chàng 1 sự bất ngờ lớn, “bỗng vô cớ có một cảm giác vui mừng, sảng khoái tưởng chừng như mỗi tế bào trong mình đổi mới, sống lại”. Những trang đời, những ký ức vui, buồn ùa lên và sống dậy. 

- Cảnh tượng chiến trường Au-xtéc-lít, hình ảnh vợ trước khi tắt thở. Kỉ niệm gặp gỡ bá tước Pie trên bến đò, và hình ảnh người con gái Natasa trong đêm trăng cùng hiện lên trong tâm hồn chàng. 

- Chàng cảm thấy bâng khuâng, nghĩ thầm “không, cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt”. Chàng tự an ủi và động viên mình “Sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ mình ta, sao cho họ đừng sống tách biệt với cuộc sống của ta như vậy, sao cho cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta”. Có thể nói, tâm hồn u ám bấy nay, mọi cô đơn, sầu muộn bấy nay chứa chất trong lòng chàng quý tộc trẻ đã bị xua tan.  

- Tác giả tiếp cận nhân vật bằng ngòi bút điêu luyện trong việc miêu tả tâm lý và khám phá “biện chứng tâm hồn” của con người. Thông qua các chi tiết không gian và thời gian nghệ thuật, tác giả đã giúp cho người đọc cảm nhận được nhân vật một cách sâu sắc nhất. 

Câu 4: Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và sử dụng lời đối thoại, độc thoại của tác giả trong đoạn trích.

Bài làm chi tiết: 

Bằng ngòi bút hiện thực, tài phân tích tâm lý tinh vi, sắc sảo, nhà văn miêu tả con người như nó đang tồn tại, tính cách con người vận động và lưu chuyển không ngừng.

Động lực của phép biện chứng tâm hồn bắt nguồn từ những cảm xúc, suy tư, những trăn trở trong tâm hồn con người để vươn tới sự hoàn thiện mình. Tônxtôi triệt để sử dụng hai phương thức nghệ thuật để đi sâu vào phép biện chứng tâm hồn đó. 

+Tác giả dùng thiên nhiên để vừa tạo dựng được phong cảnh, không gian và thời gian, vừa góp phần khắc họa những diễn biến tâm lý tinh vi của nhân vật. Đoạn trích nói riêng và cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình nói chung đã có những bức tranh thiên nhiên trở thành mẫu mực cổ điển trong kho tàng văn chương thế giới về miêu tả nội tâm đó.

-> Đó là những hình tượng thiên nhiên độc đáo, tượng trưng cho những gì cao cả, tốt đẹp, vĩnh hằng mà các nhân vật này khát khao vươn tới. 

+ Nhân vật của Tônxtôi có một chiều sâu tâm lý, một sự đầy đặn về tầm hồn và một tầm cao trí tuệ khó quên nhờ vào việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả độc thoại nội tâm để thâm nhập và phản ánh dòng suy tư, cảm xúc của nhân vật một cách chính xác, khúc chiết và đầy tinh tế, khiến cho.

Câu hỏi 5: Trên đường về nhà, An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống đó là gì? Em suy nghĩ gì về lẽ sống đó.

Bài làm chi tiết: 

- Lẽ sống mới đó là: “Không, cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt". 

- Dòng suy tư thể hiện rõ ràng và sinh động năng lực tư duy khúc chiết, trong sáng của công tước Anđrây, một con người trung thực, chân thành, giàu nghị lực. Anđrây đã hiểu rằng không thể chỉ đắm chìm trong đau khổ, cần phải vượt lên sự cô đơn, không phải chỉ sống vì mình mà phải biết sống vì người khác.

Câu 6: Em thích nhất hình ảnh, nhân vật hoặc sự việc nào trong đoạn trích? Vì sao? 

Bài làm chi tiết: 

Em thích nhất là hình ảnh An-đrây trong đoạn trích vì:

+ Em thấy được An-đrây hiện lên là một chàng trai thông minh, sắc sảo, tinh tế, giàu nghị lực và nhiều hoài bão.

+ Nhân vật này có khao khát sống chân thực, cao thượng, căm ghét mọi giả dối, xấu xa, thấp hèn, luôn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về chân lý, hạnh phúc, về những giá trị đạo đức, tinh thần.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 7: Thiếu nữ và cây sồi già ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 7: Thiếu nữ và cây sồi già

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net