Hướng dẫn soạn bài 8: Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi 1: Đọc trước văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Trần Vàng Sao và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Bài làm chi tiết:
- Tác giả Trần Vàng Sao:
+ Sinh năm 1941 ở Thừa Thiên Huế, tên thật là Nguyễn Đính.
+ Học vấn: Năm 1961, ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế.
+ Bút danh: Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao.
- Một số tác phẩm của ông: Hồi ký Tôi bị bắt (1976), Bài thơ của một người yêu nước mình (19-12-1967), Người đàn ông 43 tuổi nói về mình (1984), Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990)
+ Giải thưởng: Ngày 12 tháng 11 năm 2021, tập thơ Bài thơ của một người yêu nước mình được trao thưởng Giải thưởng sách Quốc gia 2021.
- Trong sáng tác của Trần Vàng Sao luôn xuất hiện những bóng hình của con người, sự vật bé nhỏ có mảnh đời khốn khổ ở nơi làng quê.
- Là người con xứ Huế thân thương, thế nên mỗi khi lời thơ cất lên, mang theo giọng điệu huế gốc, đặc biệt, cuốn hút những cũng vẫn hết sức tự nhiên.
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Được sáng tác vào tháng 12-1967 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương.
Câu 2: Nhan đề của bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì trước khi đọc?
Bài làm chi tiết:
Nhan đề của bài thơ đã gợi cho em đến nội dung của bài thơ. Đây sẽ là một bài thơ về tình yêu đất nước của một con người có tình yêu với đất nước. thể hiện một cách chân thành và xúc động về tình yêu nước. Đất nước, vốn là đề tài không mới trong thơ, nhưng Trần Vàng Sao vẫn có cách nói riêng đầy mới mẻ về một vấn đề tưởng chừng rất cũ.
Câu 1: Chú ý đối tượng mà nhân vật trữ tình hướng tới.
Bài làm chi tiết:
Đối tượng mà nhân vật trữ tình hướng tới là người mẹ, “goá bụa khi mới 50”, nhưng là điển hình cho bao người mẹ Việt tảo tần “áo rách” và thương con vô bờ bến. Mẹ vẫn luôn thầm lặng hy sinh nhận gánh nỗi đau riêng mình “đêm nào cũng khóc”. Đó là người mẹ khắc khổ đang oằn mình trong chiến tranh, khổ nghèo, mất mát, chia ly.
Câu 2: Chú ý những hình ảnh, từ ngữ khắc họa hình ảnh mẹ.
Bài làm chi tiết:
- Hình ảnh mẹ “thức khuya dậy sớm”,
- Dáng hình mẹ “năm nay ngoài năm mươi tuổi”,
- “Chồng chết đã mười mấy năm”,
- “tần tảo”
- “thương”
- “không vui”
- “ít khi cười”
- “ngồi một mình”,
- “hay khóc”.
Câu 3: Hãy hình dung về hình ảnh đất nước trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.
Bài làm chi tiết:
Tác giả yêu đất nước Việt Nam như một tình yêu vô bờ bến, nồng nàn và chân thành. Chỉ bằng những công việc giản dị mẹ đốt củi trên rừng, cha làm cá ngoài biển, tác giả đã lớn lên trên mảnh đất đầy tình yêu thương của xóm làng và cha mẹ. Nuôi lớn từ ngày mở đất, đất nước này là nơi hình thành và phát triển nền văn minh hàng nghìn năm. Tình yêu và niềm tự hào về đất nước này được diễn đạt qua những hình ảnh sống động của cuộc sống hàng ngày, làm cho đất nước trở nên đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.
Câu 4: Liên hệ kiến thức lịch sử để hiểu điều tác giả mong muốn.
Bài làm chi tiết:
Đất nước khi ấy vẫn đang trong cuộc chiến tranh, nghèo đói và đồng bào ta luôn khát khao thống nhất 2 miền Bắc Nam, mong muốn cuộc sống hòa bình. Bằng những câu thơ đầy tình cảm, hình ảnh thơ giản dị, tác giả đã thể hiện được tình yêu của mình dành cho đất nước. Qua đó tuyên truyền đến bạn đọc lòng yêu nước, gợi cho chúng ta về lòng biết ơn những người đi trước đã chiến đấu hết mình để mang đến sự tự do cho đất nước.
Câu 1: Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, đất nước hiện ra qua những hình ảnh nào? Đặc điểm chung của những hình ảnh ấy là gì?
Bài làm chi tiết:
- Trong cảm nhận của nhà thơ, hình ảnh đất nước được hiện lên:
+ “nhà dột phên không ngăn nổi gió”
+ “vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”.
-> Đây là hình ảnh vô cùng giản dị, gần gũi.
- Đất nước còn gắn liền với những hình ảnh gần gũi của thiên nhiên, con người: như yêu cây cỏ ở trong vườn/ như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương/ nuôi tôi thành người hôm nay.
- Những nét văn hóa đẹp đẽ: âm nhạc dân gian (mái đẩy, vọng cổ), tục lệ thờ cúng ông Táo của người dân.
- Những hình ảnh đó là những hình ảnh không quá xa vời, cao siêu mà trở nên vô cùng gần gũi với con người, gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Đó là những nét đẹp văn hóa của đất nước Việt Nam.
Câu 2: Những từ ngữ, dòng thơ, câu thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong văn bản.
Bài làm chi tiết:
- Câu thơ thể hiện tình yêu nước của tác giả:
+ “Tôi yêu đất nước này như thế”,
+ “Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”,
+ “Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”
- Nhân vật trữ tình yêu đất nước:
+ “như yêu cây cỏ ở trong vườn”,
+ “như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương”
- Điệp khúc:
Tôi yêu đất nước này như thế
Tôi yêu đất nước này áo rách
Tôi yêu đất nước này lầm than
Tôi yêu đất nước này chân thật.
+ Mỗi điệp khúc là một luận điểm,
+ Bài thơ dẫn dắt người đọc đi qua từng không gian - thời gian, từng trạng thái tình cảm và hoài niệm đẹp.
Câu 3: Hãy tìm các biểu hiện về giọng điệu của nhân vật trữ tình trong Bài thơ của một người yêu nước mình. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình đối với đất nước?
Bài làm chi tiết:
- Âm thanh của bầy chim sẻ thơ ngây, hình ảnh cánh đồng ngập tràn hoa bưởi hoa ngâu và bông nứa trắng, ướp trong mùi hương nồng dịu của thóc khô sau mùa gặt. -> Giọng điệu tươi vui.
- Khi nhắc về những nỗi vất vả của người mẹ và những khó khăn trong cuộc sống mà mẹ phải trải qua. -> Giọng điệu trầm ngâm
- Khi nhắc về một truyền thống lịch sử, giọng điệu đanh thép để khẳng định sự quyết tâm sẽ dành được độc lập và thống nhất cho dân tộc. -> Giọng điệu đầy tự hào.
=> Qua đó em thấy được nhân vật trữ tình có một lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn.
Câu 4: Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong văn bản trên.
Bài làm chi tiết:
- Biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ “Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu sức biểu cảm
+ “Cây” và “cội” là hình ảnh giản dị và thân thuộc, cũng là biểu tượng cho quê hương, đất nước, những điều mà tác giả sẽ luôn khắc sâu trong tim mình.
+ Thể hiện được tình yêu nước tha thiết của tác giả.
Câu 5: Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Bài làm chi tiết:
- Giống: Cả hai nhà thơ đều thể hiện tình cảm sâu sắc đối với đất nước, từ việc tận hưởng những trải nghiệm hàng ngày đến những cảm xúc tinh tế và sâu sắc. Cách mà họ tận hưởng và biểu hiện tình yêu này có sự đa dạng và phong phú.
- Khác:
+ Trong đoạn thơ của Trần Vàng Sao, để thể hiện tình cảm ôn hòa và gắn bó với quê hương, ông đã sử dụng hình ảnh của đất và nước. Anh diễn tả các hành động tự nhiên và thân thuộc bằng việc đến trường và tắm trong nước, thể hiện sự kết nối sâu sắc với đất nước.
+ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ của mình biểu lộ nỗi nhớ thầm lặng đối với đất nước thông qua hình ảnh của một chiếc khăn đánh rơi. Ông khắc họa vùng quê và cảm xúc như một phần không thể thiếu trong cuộc sống và trải nghiệm cá nhân.
Câu 6:
Chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:
+ Dựa vào văn bản trên, hãy vẽ một bức tranh về đất nước.
+ Hãy viết một đoạn/ bài thơ về đất nước với chủ đề “Đất nước tôi”
+ Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) giới thiệu một vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao
Bài làm chi tiết:
Nhân dân Việt Nam đã luôn chiến đấu hết mình để bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chúng ta đã cùng nhau chung tay, đoàn kết với nhau để thực hiện điều đó. Và điều đó đã chứng minh cho câu tục ngữ: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn, hỗ trợ nhau để giải quyết vấn đề. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống. Đoàn kết cũng là một yếu tố được nhắc đến trong năm điều Bác Hồ dạy. Phải biết đoàn kết để cùng bảo vệ nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 8: Bài thơ của một người yêu ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 8: Bài thơ của một người yêu