Soạn mới giáo án Tiếng việt 3 KNTT bài 14: Cuộc họp của chữ viết

Soạn mới Giáo án TNXH 3 KNTT bài Cuộc họp của chữ viết. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 14: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Khi viết, việc sử dụng đúng dấu câu nói riêng và đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp nói chung là rất quan trọng, vì người viết đúng thì người đọc mới hiểu đúng.

- Nhận biết được các kiểu câu kể: câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động.

- Nhận biết được các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Cuộc họp của chữ viết. Biết đọc lời thoại của các nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Biết cách thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc. Biết ngắt hơi, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Viết đúng chữ viết hoa E, Ê cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa E, Ê.
  • Tìm đọc được các câu đố về đổ dùng học tập hoặc về đồ vật ở trường lớp.
  • Thực hành về câu kể và dấu câu.
  • Biết viết một đoạn giới thiệu bản thân.
  1. Phẩm chất

- Có ý thức nâng cao tính cẩn thận; quý trọng kiến thức; quý trọng những lời khuyên để giúp bản thân tiến bộ hơn.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Cuộc họp của chữ viết.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chiếu đoạn văn chuẩn bị sẵn không có dấu câu và phóng to để HS xem: Khi vầng trán đỏ au của mặt trời vừa ló lên ở cuối cánh đồng xa những giọt sương bừng tỉnh cựa mình tia nắng làm sương lấp lánh như những con mắt sao gió đu đưa lá cỏ sương nhún nhảy theo như ngồi xích đu và cầu thăng bằng.

- GV đặt câu hỏi, mời một số HS trả lời:

+ Em có nhận xét gì về đoạn văn trên?

+ Thiếu dấu câu, đoạn văn trở nên thế nào?

- GV nhận xét, khẳng định: Khi không có dấu câu, đoạn văn hay bài viết của chúng ta sẽ dài dòng, lan man, rất khó nhìn và mơ hồ về nghĩa.

 

- GV mời 2 HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Tranh vẽ một cậu bé đang viết bài, xung quanh là các dụng cụ học tập. Điểu đặc biệt là các dấu câu đang đứng nấp sau các dụng cụ học tập: dấu phẩy và dấu chấm nấp sau hộp bút, dấu chấm than nấp sau đèn học, dấu chấm hỏi nấp sau ống đựng bút. Có lẽ các dấu cầu đang trốn cậu bé viết bài.

- GV giới thiệu khái quát câu chuyện Cuộc họp của chữ viết: Hôm nay các em sẽ luyện đọc câu chuyện Cuộc họp của chữ viết. Đây là câu chuyện về một cuộc họp đặc biệt. Tham gia họp không phải là người, mà là những chữ cái và dấu câu. Các chữ cái và dấu câu họp bàn về việc gì? Các em hãy cùng đọc câu chuyện để biết được nội dung của cuộc họp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Cuộc họp của chữ viết. Biết đọc lời thoại của các nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Biết cách thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc. Biết ngắt hơi, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài, giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở chỗ lời nói trực tiếp của các nhân vật.

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD; dõng dạc, mở đấu, mũ sắt, lấm tấm, lắc đầu,...).

+ Cách ngắt giọng ở câu dài, VD: Từ nay,/ mỗi khi em Hoàng định chấm câu,/ anh dấu chấm/ cần yêu cầu Hoàng/ đọc lại nội dung câu văn/ một lần nữa đã.

- GV hướng dẫn chia đoạn để đọc nối tiếp.

+ Đoạn 1: Từ đẩu đến Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Trên trán lấm tấm mồ hôi.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến Ẩu thế nhỉ!

+ Đoạn 4: Tiếp theo đến hết.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn đã chia.

 

 

- GV yêu cầu HS:

+ Đầu tiên, chúng ta làm việc nhóm (4 bạn/ nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp 4 đoạn), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.

+ Sau khi đọc nhóm xong, HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

 

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Cuộc họp của chữ viết.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi: Câu chuyện kể về cuộc họp của những ai?.

- GV hướng dẫn HS đọc kĩ lại đoạn 1 trong bài đọc.

 

- GV mời HS xung phong trả lời.

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Câu chuyện kể về cuộc họp của các chữ cái và dấu câu.

Câu 2.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2 trước lớp: Cuộc họp đó bàn về chuyện gì?.

- GV hướng dẫn HS trao đổi theo bàn:

+ Mỗi bạn tự đọc thầm đoạn 1 và tìm câu trả lời.

+ Sau đó, từng bạn phát biểu, sau đó cả nhóm thống nhất trong nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp., yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý.

 

 

- GV nhận xét, thống nhất đáp án: Cuộc họp đó bàn về việc tìm cách giúp đỡ Hoàng, vì bạn ấy không biết cách chấm câu.

Câu 3.

- GV mời 1 HS đọc to câu hỏi 3 trước lớp: sao không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết?.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo bàn:

+ Mỗi bạn tự đọc thầm lại câu Hoàng viết và chuẩn bị câu trả lời.

+ Trao đổi và thống nhất đáp án trong nhóm.

- GV mời một số nhóm phát biểu, yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Không ai hiểu những điều Hoàng viết vì bạn ấy chấm câu không đúng chỗ.

Câu 4.

- GV nêu câu hỏi 4: Dựa vào lời đề nghị của bác chữ A, sắp xếp các bước mà Hoàng cần thực hiện.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo bàn:

+ Đọc kĩ lại đoạn 4, tìm câu trả lời theo yêu cầu.

+ Trao đổi và thống nhất trong nhóm.

- GV mời một số nhóm phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Dấu chấm được giao nhiệm vụ giúp đỡ Hoàng sửa lỗi. Các bước giúp Hoàng sửa lỗi trước khi chấm câu là: viết câu - đọc lại cầu - chấm câu.

Câu 5.

- GV nêu yêu cầu câu 5: Em hãy góp thêm ý kiến để giúp bạn Hoàng viết đúng.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp. GV khuyến khích HS liên hệ bản thân, nghĩ đến những cách mà mình đã vận dụng để viết đúng.

 

 

- GV khen ngợi những HS nói được nhiều ý, có ý tưởng hay.

- GV gợi ý thêm cho HS: Muốn viết đúng, viết hay, các em nên đọc thật nhiều. Đọc nhiều giúp các em quen với các hiện tượng chính tả, ngữ pháp, và từ đó tránh được việc viết sai chính tả, ngữ pháp. Đọc nhiều cũng giúp các em có vốn từ ngữ phong phú, nâng cao hiểu biết về cuộc sống xung quanh, các em sẽ biết cách diễn đạt hay hơn, nhiều ý tưởng mới hơn. Việc đọc và viết gắn bó rất chặt chẽ. Vì thế, các em nhớ, muốn viết tốt, các em phải đọc tốt, đọc nhiều.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài Cuộc họp của chữ viết.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo nhóm 4 người.

 

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp trước lớp, yêu cầu cả lớp theo dõi để nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV tổ chức cho các nhóm đóng vai để diễn kịch theo nội dung bài học. GV lưu ý: Bạn nào đóng vai nào phải nhớ lời thoại của vai đó.

- GV mời các nhóm diễn kịch trước lớp.

 

- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm diễn tốt nhất và bạn học sinh diễn xuất sắc nhất.

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc thầm.

 

 

 

 

- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. VD:

+ Đoạn văn trên không có dấu câu.

+ Thiếu dấu câu, đoạn văn trở nên rất khó nhìn và không rõ nghĩa.

- 2 HS nêu nội dung tranh minh họa bài đọc. VD:

+ Tranh vẽ một bạn nhỏ đang ngồi viết bài. Trông bạn có vẻ không biết phải viết như thế nào.

+ Tranh vẽ một bạn nhỏ đang ngồi viết bài. Trông bạn có vẻ lơ đãng, không biết cách viết. Các dấu câu không ở trong vở mà lại chạy nhảy trên bàn.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

- HS phát âm theo GV.

 

- HS đọc và ngắt câu dài theo GV.

- HS lắng nghe, đánh dấu bằng bút chì vào sách.

 

 

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn đã chia. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- 2 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời.

- HS đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời.

- 2 – 3 HS phát biểu ý kiến trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- Đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp. Các HS nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- Một số nhóm phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- Một số nhóm phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

- 1 – 2 HS trả lời trước lớp. VD: Khi viết, bạn cần phải chú ý đến nội dung để sử dụng dấu câu cho phù hợp.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- 4 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS tập diễn kịch.

 

- Các nhóm diễn kịch trước lớp.

- Cả lớp bình chọn cùng GV.

------------ Còn tiếp ---------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 3 KNTT bài 14: Cuộc họp của chữ viết

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 3 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 3 mới KNTT bài Cuộc họp của chữ viết, giáo án soạn mới tiếng việt 3 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 3 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay