Soạn mới giáo án Tiếng việt 3 KNTT bài 22: Để cháu nắm tay ông

Soạn mới Giáo án TNXH 3 KNTT bài Để cháu nắm tay ông. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 22: ĐỂ CHÁU NẮM TAY ÔNG

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được nội dung và những chi tiết quan trọng trong câu chuyện: Trong một lần đi du lịch cùng ông ngoại, cô bé Dương bỗng nhận ra người ông thân yêu của mình đã già yếu, và trong lòng Dương, một tình cảm yêu thương vô bờ bến cũng trào dâng. Từ tình yêu ấy, Dương muốn mình sẽ là người chăm sóc và bảo vệ ông.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc Để cháu nắm tay ông. Bước đầu thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nhân vật, từ lời người dẫn truyện đến giọng của người ông và người cháu.
  • Viết đúng chữ viết hoa I, K cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa I, K.
  • Đọc thêm được một số văn bản về tình cảm giữa những người thân trong gia đình. Cũng có thể đọc bài Ông ngoại (Nguyễn Việt Bắc) có trong SGK. Hiểu được tinh thần chung của các bài đọc đó.
  • Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ đặc điểm, nhận biết câu kể và nắm được các loại câu kể (câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm).
  • Phát triển kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm với người thân.
  1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu và ý thức trách nhiệm, sự quan tâm đối với người thân trong gia đình.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Để cháu nắm tay ông.
  • Tranh ảnh về tỉnh Khánh Hòa.
  • Clip viết chữ hoa I, K cỡ nhỏ.
  • Các phiếu ghi từ chỉ hoạt động và từ chỉ đặc điểm trong BT 1 tiết Luyện từ và câu để HS chơi trò chơi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu phần Khởi động: Kể về một lần em cảm thấy xúc động trước cử chỉ hoặc việc làm của người thân.

- GV cho HS làm việc nhóm để kể về một lần thấy xúc động trước cử chỉ hoặc việc làm của người thân.

- GV mời HS 2 – 3 HS lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu khái quát nội dung bài đọc Để cháu nắm tay ông: Hãy cùng nhau đọc bài Để cháu nắm tay ông để xem bạn nhỏ phát hiện ra điều gì và đã có những thay đổi như thế nào sau khi cùng ông đi du lịch.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc Để cháu nắm tay ông. Bước đẩu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nhân vật, từ lời người dẫn truyện đến giọng của người ông và người cháu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài, giọng đọc thể hiện rõ sự xúc động theo từng diễn biến của câu chuyện, phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.

- GV mời một HS đọc tốt để đọc cả bài.

 

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: Tháp Bà Pô-na-ga, chạm trổ, tinh xảo,...).

+ Đọc diễn cảm lời nhân vật. Lời bạn nhỏ: “Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!”: giọng thanh của một cô bé, âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha.

- GV mời 2 HS chia đoạn bài đọc.

- GV nhận xét, thống nhất chia đoạn: 4 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến cùng bố mẹ và ông ngoại.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến yêu thương khó tả.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến yêu ỏng nhiều lắm.

+ Đoạn 4: phần còn lại.

- GV cho 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp làm mẫu.

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 em/ nhóm) đọc nối tiếp từng đoạn, từ 1 - 2 lượt.

- Sau khi làm việc theo nhóm, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời một số nhóm đọc trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Để cháu nắm tay ông.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi 1: Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở đâu?.

- GV mời HS phát biểu nhanh.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án cùng cả lớp: Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở Tháp Bà Pô-na-ga - Nha Trang.

Câu 2.

- GV gọi 1 - 2 HS đọc câu hỏi 2: Tìm những chi tiết cho thấy ông ngoại ngắm ngôi đền rất kĩ và đầy xúc động.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn các nhóm:

+ Đọc lướt bài đọc, tìm xem thông tin trả lời có thề nằm ở đoạn văn nào.

+ Câu hỏi “tìm những chi tiết” cho thấy sẽ không chỉ có 1 chi tiết trong câu trả lời.

+ Trao đổi trong nhóm, thống nhất đáp án.

- GV gọi đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Những chi tiết cho thấy ông ngoại của Dương ngắm ngôi đền rất kĩ và đầy xúc động là: ông đứng trầm ngâm trước những bức vẽ; bàn tay run run chạm vào cột đá, chần chừ chưa muốn đi.

- GV nhấn mạnh những từ quan trọng: trầm ngâm, run run, chần chừ và giải thích nghĩa của từ chần chừ: đắn đo, do dự, chưa quyết tâm ngay để làm việc gì.

Câu 3.

- GV gọi 1 – 2 HS đọc câu hỏi trước lớp, đọc cả phần gợi ý bên dưới câu hỏi: Dương đã thay đổi những suy nghĩ về ông như thế nào?

Trước khi đi du lịch, Dương nghĩ (…)

Trong khi đi du lịch, Dương nhận ra (…)

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tìm ra đáp án.

 

- GV gọi đại diện 3 nhóm trả lời.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Trước khi đi du lịch, Dương nghĩ ông rất nhanh nhẹn. Trong khi đi du lịch, Dương nhận ra ông không còn khoẻ như trước.

- GV lưu ý ở ý thứ nhất, HS có thể nói cụ thể hơn về những chi tiết cho thấy trong suy nghĩ của Dương, ông rất nhanh nhẹn. VD: Ông đưa đón nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn. Ông hào hứng chơi trò cá ngựa cùng nó. Từ trước đến nay, ông luôn là người dắt tay dẫn nó đi, là người bảo vệ nó.

Câu 4.

- GV gọi 1 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, vì sao Dương nghĩ từ bây giờ mình mới là người đưa tay cho ông nắm? GV khuyến khích HS nêu suy nghĩ của bản thân.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

- GV và HS chốt một số đáp án. VD: Dương nghĩ từ bây giờ Dương mới là người đưa tay cho ông nắm vì Dương tự cảm thấy mình đã lớn, trong khi ông đã già và yếu, do vậy mình phải là người bảo vệ ông, chăm sóc ông. Qua đó, ta có thể thấy Dương rất yêu ông.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Để cháu nắm tay ông.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc lại toàn bộ bài đọc.

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu phần Khởi động trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV.

- 2 – 3 HS lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp. VD: Một lần em cảm thấy xúc động trước cử chỉ hoặc việc làm của người thân: đó là buổi tối trời mưa bão, bố khoác cho em chiếc áo mưa rồi cố gắng chở em về đến nhà.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị tâm thế vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

- 1 HS đọc bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS phát âm theo GV.

 

- HS tập đọc diễn cảm lời của bạn nhỏ.

 

- 2 HS chia đoạn bài đọc.

- HS đánh dấu các đoạn bằng bút chì vào SGK.

 

 

 

- 4 HS đọc nối tiếp trước lớp làm mẫu. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- Một số nhóm đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- Một số HS phát biểu trước lớp.

- Cả lớp chốt đáp án cùng GV.

 

 

- 1 – 2 HS đọc câu hỏi 2.

 

 

- Các nhóm nghe GV hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi.

- HS chốt đáp án cùng GV.

 

 

 

- HS tiếp thu.

 

 

 

- 1 – 2 HS đọc câu hỏi trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

- HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi 3.

- GV mời đại diện 3 nhóm trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 4, cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS làm việc theo cặp.

- Một số HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Mỗi HS tự đọc lại toàn bài đọc.

-------------- Còn tiếp ----------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 3 KNTT bài 22: Để cháu nắm tay ông

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 3 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 3 mới KNTT bài Để cháu nắm tay ông, giáo án soạn mới tiếng việt 3 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 3 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay