Soạn mới giáo án Tiếng việt 3 KNTT bài 20: Tiếng nước mình

Soạn mới Giáo án TNXH 3 KNTT bài Tiếng nước mình. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 20: TIẾNG NƯỚC MÌNH

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được những dấu thanh trong tiếng Việt. Hiểu được dấu thanh là đặc trưng riêng biệt của tiếng Việt. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ (tình yêu của tác giả với dấu thanh nói riêng, tiếng Việt nói chung cũng chính là tình yêu của tác giả đối với đất nước, quê hương).

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Tiếng nước mình. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Đọc mở rộng theo yêu cẩu (và viết vào phiếu đọc sách một số thông tin: tên sách, tác giả, nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến,...).
  • Mở rộng vốn từ về đất nước Việt Nam; biết đặc điểm, dấu hiệu nhận diện và công dụng của câu khiến, câu cảm.
  • Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước.
  1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu đối với tiếng Việt, tình yêu quê hương, đất nước.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Tiếng nước mình; tranh ảnh vịnh Hạ Long.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu câu hỏi và yêu cầu phần Khởi động: Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1-2 câu về thứ tiếng đó.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời, chia sẻ trước lớp.

 

- GV nhận xét và thống nhất câu trả lời. GV chốt một số đáp án: Ngoài tiếng Việt, em còn biết tiếng Anh. Tiếng Anh được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng...

- GV dẫn sang phần Đọc: Để hiểu thêm về tiếng Việt, chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Tiếng nước mình.

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Tiếng nước mình. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm).

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: sắc, trùng, sữa, võng, ngã, kẽo,...

+ Ngắt đúng nhịp thơ.

+ Đọc diễn cảm các hình ảnh thơ: Cao như mây đỉnh núi/ Bát ngát như trùng khơi/ Ngọt ngào như dòng sữa/...

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp từng khổ (mỗi HS đọc một khổ) để cả lớp biết cách luyện đọc theo nhóm.

- GV mời một số HS đọc mục Từ ngữ để cả lớp hiểu các từ ngữ khó:

+ Bập bẹ: nói chưa rõ do mới tập nói.

+ Kẽo kẹt: từ mô phỏng tiếng kêu của võng khi đung đưa.

+ Sân đình: nơi sinh hoạt cộng đồng của làng xã trong khuôn viên đình làng.

+ Chọi (cỏ) gà: trò chơi dân gian của trẻ nhỏ (dùng cỏ gà của mình quất mạnh vào cỏ của bạn), mang đậm nét đẹp đồng quê.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (5 HS/nhóm): Mỗi bạn đọc một khổ (đọc nối tiếp 5 khổ), đọc nối tiếp 1-2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp.

 

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Tiếng nước mình.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi 1: Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

 

- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Dấu sắc, dấu nặng, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi, ngoài 5 dấu thanh trên, trong tiếng Việt còn có thanh không dấu.

Câu 2.

- GV nêu câu hỏi 2: khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặngđược nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh đượcgợi ra từ các tiếng đó.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp.

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

 

- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời:

+ Dấu sắc được nhắc đến qua tiếng “bố”; dấu nặng được nhắc đến qua tiếng “mẹ”

+ Những hình ảnh so sánh gợi ra từ tiếng “bố” là: cao như mây đỉnh núi, bát ngát như trùng khơi, hình ảnh so sánh được gợi ra từ tiếng “mẹ” là: ngọt ngào như dòng sữa nuôi con lớn thành người.

Câu 3.

- GV nêu câu hỏi 3: Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điểu gì?

- GV mời 2 HS hỏi - đáp theo mẫu (một bạn hỏi, một bạn đáp). VD:

+ Dấu huyền gắn với tiếng gì? - Dấu huyền gắn với tiếng “làng”.

+ Tiếng đó gợi nhớ đến điều gì? - Tiếng “làng” gợi nhố đến làng quê thân thương với sân đình, bến nước, cánh diều tuổi thơ.

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp:

+ Từng cặp hỏi - đáp về hai dấu thanh còn lại trong bài thơ theo hướng dẫn mẫu.

+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Dấu huyền gắn với tiếng làng. Tiếng làng gợi nhớ đến hình ảnh làng quê thân thương với sân đình, giếng nước,... nơi nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Dấu ngã gắn với tiếng võng. Tiếng võng gợi nhớ đến hình ảnh thân thương của bà. Dấu hỏi gắn với tiếng cỏ. Tiếng cỏ gợi nhớ đến trò chơi tuổi thơ (trò chơi chọi cỏ gà)...

Câu 4.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có khác gì với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ?

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

+ Bước 1: Làm việc cá nhân.

§  Đọc yêu cầu của câu 4.

§  Đọc lướt lại cả bài thơ.

+ Bước 2: Làm việc nhóm.

§  Từng bạn phát biểu ý kiến, cả nhóm góp ý.

§  Bầu một bạn trình bày ý kiến trước lớp.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu.

 

- GV nhận xét và thống nhất câu trả lời: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng em. Tiếng em khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ là không có dấu thanh.

Hoạt động 3: Học thuộc lòng

a. Mục tiêu: Học thuộc lòng được 3 khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ.

b. Cách thức tiến hành:

* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ.

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc ba khổ thơ hoặc cả bài thơ. GV khích lệ HS: Đây là bài thơ nói về các dấu thanh trong tiếng Việt, các em nên học thuộc cả bài để có cách hiểu trọn vẹn, đầy đủ về các dấu thanh.

- GV yêu cầu HS:

+ Làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ rồi gấp sách lại để xem mình đã thuộc chưa.

+ Làm việc theo cặp, theo nhóm:

§  Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ/ từng khổ thơ.

§  Câu thơ nào/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SGK ra để xem lại.

- GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc.

 

 

 

- GV nhắc HS về nhà tiếp tục đọc lại nhiều lần ba khổ thơ đầu/ cả bài thơ để ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời.

 

- 2 – 3 HS trả lời, chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, đọc theo GV.

 

 

 

 

 

- 5 HS đọc nổi tiếp từng khổ.

- Một số HS đọc mục Từ ngữ để cả lớp hiểu các từ ngữ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV.

 

- HS tự đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.

- 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi 1 theo GV.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi 2 cùng GV.

 

- HS trao đổi theo cặp.

- Một số HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm câu hỏi 3 theo GV.

 

- 2 HS hỏi – đáp theo mẫu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- 2 – 3 HS phát biểu trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- Một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên) và góp ý, nhận xét.

- HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.

-------------- Còn tiếp -------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 3 KNTT bài 20: Tiếng nước mình

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 3 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 3 mới KNTT bài Tiếng nước mình, giáo án soạn mới tiếng việt 3 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 3 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay