Câu 1: Suy nghĩ của em về "Những sắc màu của tình yêu Tổ quốc”
Gợi ý:
I. Mở bài:
Nhấn mạnh sự may mắn và biết ơn về cuộc sống trong hòa bình và yên ấm.
Khẳng định trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương và sự đóng góp của thế hệ trước.
II. Thân bài:
1. Lòng yêu nước và cống hiến
Đặc điểm của lòng yêu nước: Sự biết ơn và tôn trọng đối với những người đã cống hiến cho đất nước.
Cách mà lòng yêu nước thể hiện qua việc học tập, lao động, và tạo cuộc sống tốt cho mình.
Sức mạnh của đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng một nước giàu đẹp.
2. Trách nhiệm của học sinh
Vai trò quan trọng của học sinh trong việc bảo vệ và phát triển quê hương.
Những cách học sinh có thể thể hiện lòng yêu nước và cống hiến cho tổ quốc thông qua việc học tập, lễ phép, và giúp đỡ người khác.
3. Thách thức và nhận thức sai lầm
Phân tích tình hình thời nay với nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm đối với quê hương.
Cảnh báo về những hậu quả của sự thiếu nhận thức và sự không đóng góp vào việc xây dựng đất nước.
III. Kết bài
Tóm tắt về lòng yêu nước và trách nhiệm đối với quê hương.
Kêu gọi mọi người cùng nhau có nhận thức và hành động để đóng góp vào sự phát triển của đất nước và duy trì tình yêu trọn vẹn đối với quê hương.
Câu 2:
Nhận biết các yếu tố khẳng định (phủ định) và biểu cảm trong hai đoạn văn sau:
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sử mà không biết căm. (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn).
Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cử đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó [...] (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn).
Viết đoạn văn cho đề bài nêu ở mục 2.1 Thực hành viết theo các bước, trong đó có sử dụng câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm.
Hướng dẫn trả lời:
Nhận biết các yếu tố khẳng định (phủ định) và biểu cảm trong hai đoạn văn sau:
Các yếu tố khẳng định (phủ định) ở đoạn văn thứ nhất (Trích từ Hịch tướng sĩ) thể hiện qua cấu trúc “… mà không biết …”. Các yếu tố biểu cảm thể hiện qua cách xưng hô “các ngươi” và cấu trúc “… mà không biết …”. Ngoài ra, các yếu tố biểu cẩm còn thể hiện qua các từ ngữ “nhục”, “thẹn”, “hầu”, “tức”, “căm”
Các yếu tố khẳng định (phủ định) ở đoạn văn thứ hai (Trích từ Chiếu dời đô) thể hiện qua các từ ngữ “phải”, “không”. Các yếu tố biểu cảm thể hiện qua các giọng văn bằng cách đưa ra các lý lẽ để phủ định việc làm của hai nhà Đinh, nhà Lê, đặc biệt, yếu tố biểu cảm thể hiện qua từ “đau xót”.
Viết đoạn văn:
Truyền thống yêu nước: Tinh thần yêu nước là một trong những truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam, được kế thừa và phát huy từ quá khứ đến hiện tại.
Thể hiện tình yêu nước: Tình yêu nước không phải luôn phải thể hiện thông qua những hành động lớn lao; nó có thể thể hiện qua những điều đơn giản như yêu thương gia đình, quê hương, và nền văn hóa truyền thống.
Ý chí bảo vệ và phát huy: Tình yêu nước thể hiện qua ý chí của mỗi người trong việc bảo vệ và phát triển quê hương, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.
Quyết tâm chiến đấu: Tình yêu nước được thể hiện qua lòng quyết tâm chiến đấu để bảo vệ đất nước trong những tình huống khó khăn như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
Bền vững và truyền thống: Tình yêu đất nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, và nó sẽ tồn tại và phát triển qua thời gian.
Bài viết bắt buộc phải có câu khẳng định: Tình yêu nước là …
Bài viết bắt buộc phải có câu phủ định: … không (không phải là, không thể là ,…)…
Bài viết bắt buộc phải có câu cảm thán: Yêu nước! Chao ôi, hai tiếng ấy thật thiêng liêng trong trái tim mỗi người chiến sĩ ra trận! …