Tải giáo án buổi 2 cực hay Toán 4 KNTT Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Toán 4 kết nối tri thức bản mới nhất Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 42 - TÍNH CHẤT PHÂN PHỐI CỦA PHÉP NHÂN ĐỐI VỚI PHÉP CỘNG

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:
  • Ôn lại tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
  • Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính giá trị biểu thức, tính thuận tiện.
  • Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán gắn với thực tế.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu, ôn tập kiến thức và hoàn thành bài tập.

Năng lực riêng:

  • Năng lực lập luận, tư duy toán học: Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính giá trị biểu thức, tính thuận tiện.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống thực tiễn.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Yêu cầu cần đạt:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

- Gợi nhớ kiến thức đã học trên lớp.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi "Ai nhanh trí hơn?":

Em hãy giúp bác Minh tính số viên gạch ốp tường bếp. Ai hoàn thành sớm và chính xác nhất sẽ nhận được tràng pháo tay của cả lớp.

- GV yêu cầu HS giải thích cách tính.

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

a. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS nhớ lại tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV mời 2 HS đứng lên thực hiện yêu cầu:

+ HS1: Phát biểu quy tắc nhân một số với một tổng.

+ HS2: Phát biểu quy tắc nhân một tổng với một số.

- GV yêu cầu HS thực hiện bài toán:

Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:

6 × (7 - 5) và 6 × 7 - 6 × 5

- Từ kết quả bài toán, GV mở rộng cho HS quy tắc nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số:

+ Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

+ Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV yêu cầu 2 HS khác đứng dậy nhắc lại các quy tắc.

- GV chuyển sang nội dung làm bài tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Yêu cầu cần đạt: Nắm vững tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1: Tính bằng hai cách

a. 52 × (3 + 5)              b. (125 + 9) × 8

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện 2 HS lên trình bày đáp án.

- GV mời HS khác nhận xét, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 2:

a. Tính giá trị của các biểu thức sau với x = 5, y = 6, z = 4

b. Hai biểu thức nào ở câu a có giá trị bằng nhau?

- GV cho HS thực hiện cá nhân.

- GV mời 2 HS lên bảng trình bày kết quả.

- HS còn lại quan sát, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

Bài tập 3: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:

a. 32 × (8 - 5) và 32 × 8 - 32 × 5

b. (7 - 2) × 14 và 7× 14 - 2 × 14

- GV mời 2 HS lên bảng trình bày kết quả, HS còn lại thực hiện vào bảng con.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

Bài tập 4: Tính thuận tiện

a. 93 × 8 + 93 × 2

b. 36 × 9 + 64 × 9

c. 57 × 8 - 57 × 7

d. 125 × 5 - 25 × 5

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi.

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày kết quả, HS còn lại trình bày vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

 

 

 

 

 

Bài tập 5: Giải bài toán

Nhà Huy có 3 chuồng bò và 2 chuồng lợn, mỗi chuồng có 20 con. Hỏi nhà Huy có tất cả bao nhiêu con cả bò và lợn?

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập cá nhân.

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày lời giải.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Bác Minh cần 80 viên gạch ốp tường bếp.

- HS có thể giải thích theo 2 cách:

+ Cách 1: (5 + 3) × 10 = 8 × 10 = 80

·        Mỗi hàng có 10 viên gạch.

·        Mỗi cột có 5 viên màu cam và 3 viên màu xanh.

+ Cách 2: (4 + 6) × 8 = 10 × 8 = 80

·        Mỗi cột có 10 viên gạch.

·        Mỗi hàng ở bờ tường thứ nhất có 6 viên gạch, mỗi hàng ở bờ tường thứ hai có 4 viên gạch.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ HS1: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.

a × (b + c) = a × b + a × c

+ HS2: Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

(a + b) × c = a × c + b × c

- HS thực hiện bài toán:

6 × (7 - 5) = 6 × 2 = 12

6 × 7 - 6 × 5 = 42 - 30 = 12

Ta có:  6 × (7 - 5) = 6 × 7 - 6 × 5

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 1:

a. 52 × (3 + 5)   

Cách 1: 52 × (3 + 5) = 52 × 8

                                   = 416

Cách 2: 52 × (3 + 5) = 52 × 3 + 52 × 5

                                   = 156 + 260

                                   = 416

 b. (125 + 9) × 8

Cách 1: (125 + 9) × 8 = 134 × 8

                                     = 1 072

Cách 2: (125 + 9) × 8 = 125 × 8 + 9 × 8

                                   = 1 000 + 72

                                   = 1 072

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

Đáp án bài 2:

a. Với x = 5, y = 6, z = 4, ta có:

x × (y + z) = 5 × (6 + 4)

                  = 5 × 10

                  = 50

(x + y) × z = (5 + 6) × 4

                  = 11 × 4

                  = 44

x × y + x × z = 5 × 6 + 5 × 4

                      = 30 + 20

                      = 50

z × x + z × y = 4 × 5 + 4 × 6

                      = 20 + 24

                      = 44

b. Ta có:

x × (y + z) = x × y + x × z

(x + y) × z = z × x + z × y

- HS quan sát, chữa bài.

Đáp án bài 3:

a. 32 × (8 - 5) = 32 × 3

                        = 996            

 32 × 8 - 32 × 5 = 256 - 160               

                          = 96

Ta có: 32 × (8 - 5) = 32 × 8 - 32 × 5

b. (7 - 2) × 14   = 5 × 14

                            = 70

  7 × 14 - 2 × 14 = 98 - 28

                            = 70

Ta có: (7 - 2) × 14 = 7× 14 - 2 × 14

Đáp án bài 4:

a. 93 × 8 + 93 × 2 = 93 × (8 + 2)

                               = 93 × 10

                                = 930

b. 36 × 9 + 64 × 9 = (36 + 64) × 9

                               = 100 × 9

                              = 900

c. 57 × 8 - 57 × 7 = 57 × (8 - 7)

                              = 57 × 1

                              = 57

d. 125 × 5 - 25 × 5 = (125 × 5) × 5

                                = 100 × 5

                                = 500

- HS đối chiếu kết quả trên bảng, chữa đáp án.

Đáp án bài 5:

Bài giải

Nhà Huy có tất cả số con bò và lợn là:

20 × (3 + 2) = 100 (con)

Đáp số: 100 con.

- HS quan sát, đối chiếu lời giải.

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

 

Trường:.....................

Lớp:............................

Họ và tên:...................

PHIẾU HỌC TẬP

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Giá trị của biểu thức 98 × 3 + 98 × 7 là

A. 89

B. 98

C. 890

D. 980

Câu 2: Giá trị của biểu thức 73 × 9 + 27 × 9 là

A. 90

B. 900

C. 657

D. 243

Câu 3: Dấu thích hợp điền vào ? là

53 × (8 + 9) ...?... 53 × 8 + 53 × 9

A. =

B. >

C. <

D. Không có dấu nào

Câu 4: Một lớp chia làm 2 hàng ngang và 2 hàng dọc để tập thể dục. Biết rằng, mỗi hàng có 11 người. Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh?

A. 22 học sinh

B. 33 học sinh

C. 44 học sinh

D. 48 học sinh

Câu 5: Một cửa hàng 95 kg gạo lứt, 105 kg gạo thơm, 100 kg gạo nếp. Mỗi loại có 3 bao. Cửa hàng đã bán 45 kg gạo nếp. Hỏi cửa hàng còn lại tất cả bao nhiêu ki - lô - gam gạo cả ba loại?

A. 850 kg

B. 805 kg

C. 800 kg

D. 855 kg

II. Phần tự luận

 

 

Tải giáo án buổi 2 cực hay Toán 4 KNTT Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Toán 4 KNTT, giáo án buổi chiều Toán 4 Kết nối Bài 42: Tính chất phân phối của phép, giáo án dạy thêm Toán 4 Kết nối tri thức Bài 42: Tính chất phân phối của phép

Soạn giáo án buổi 2 toán 4 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay