Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
GIÁO ÁN DẠY THÊM TOÁN 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
ÔN TẬP “TẬP HỢP. PHẦN TỬ TRONG TẬP HỢP”
- Rèn HS kĩ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu .
- Biết tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật.
- Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
- Sử dụng được các cách viết một tập hợp.
- Biểu diễn được tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm lần lượt đưa ra các ví dụ về tập hợp. Nếu quá 15 giây suy nghĩ, đội nào không đưa ra được ví dụ tiếp theo là đội thua cuộc.
- Sau khi chơi trò chơi xong, GV dẫn dắt HS vào buổi học, củng cố kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “tập hợp, các phần tử của tập hợp” trước khi thực hiện các phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. | 1. Tập hợp được đặt tên bằng chữ cái in hoa: VD: Tập hợp A, tập hợp B,… 2. Phần tử của tập hợp kí hiệu bằng chữ cái thường: VD: phần tử a, phần tử b,…. 3. Cách cho tập hợp: + Liệt kê phần tử của tập hợp: A = {phần tử} + Chỉ ra tính chất đặc trưng của các tập hợp: A = {x | tính chất đặc trưng} 4. Phần tử thuộc, không thuộc tập hợp: + Nếu phần tử x thuộc tập hợp A, kí hiệu x ∈ A. + Nếu phần tử a không thuộc tập hợp A, kí hiệu a A. |
*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?
Câu 2: Cho B = {0; 2; 4; 6}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
Câu 3: Cho M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ "NHA TRANG". Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?
Câu 4: Cho M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ "NHA TRANG". Cách viết nào là đúng?
Câu 5: Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng
Câu 6: Cho hình vẽ Tập hợp D là?
Câu 7: Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 50 và không lớn hơn 57. Kết luận nào sau đây sai?
Câu 8. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 5 gồm bao nhiêu phần tử?
Câu 9. Cho hai tập hợp B ={a; b}; P ={b; x; y}. Chọn nhận xét sai
Câu 10. Tập hợp S các tháng của quý bốn trong năm là
|
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
1 - D | 2 - A | 3 - C | 4 - B | 5 - D | 6 - D | 7 - D | 8 - C | 9 - B | 10 - D |
*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, ghi câu trả lời cho phiếu bài tập số 2 trong tờ giấy A0:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Dạng 1: Rèn kĩ năng viết tập hợp, sử dụng kí hiệu Bài 1. Cho tập hợp các chữ cái X = {A, C, O} a. Tìm cụm chữ tạo thành từ các chữ của tập hợp X. b. Viết tập hợp X bằng cách chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của X. Bài 2. Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A · Bùi Chí Dũng · Lê Mai Hoa · Nguyễn Ngọc Ánh · Hoàng Tuấn Anh · Nguyễn Cẩm Ly · Đỗ Thị Dung · Nguyễn Cẩm Nhung a. Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ b. Viết tập hợp các họ của các bạn trong tổ 1 Bài 3. Cho Y = {x | x là số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 2} Trong các số 2, 4, 8, 10, số nào thuộc Y, số nào không thuộc Y? Dùng ký hiệu để viết câu trả lời. Bài 4. Cho X là tập hợp các số lẻ vừa lớn hơn 8, vừa nhỏ hơn 17. Viết tập hợp X bằng hai cách. Bài 5. Cho tập hợp M = {8; 9; 10; …; 57} a. Tìm số phần tử của tập hợp M b. Viết tập hợp M bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp? |
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a. Chẳng hạn cụm từ “CA CAO” hoặc “CÓ CÁ” b. X = {x: x-chữ cái trong cụm chữ “CA CAO”} Bài 2. a. Tập hợp tên các bạn cùng họ là T = {Ánh; Ly; Nhung} b. Tập hợp các họ của các bạn trong tổ là H = {Bùi; Lê; Nguyễn; Hoàng; Đỗ} Bài 3. Ta viết lại tập hợp Y = {2; 4; 6; 8} Vậy ta có: 2 ∈ Y; 4 ∈ Y; 8 ∈ Y; 10 ∉ Y Bài 4. Ta viết tập hợp X bằng hai cách: X = {9;11; 13; 15} X = {x | x là số lẻ và 8 < x < 17} Bài 5. a. Số phần tử của M: (57 – 8) + 1 = 50 b. M = {x ∈ N | 8} |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác