Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ
BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chia lớp thành các nhóm nhó (4 – 5 bạn), yêu cầu các nhóm mô tả lớp học của mình ở thời điểm hiện tại.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và đưa ra kết quả (đó có thể là tranh biếm họa, đoạn văn...).
- Sau khi tiếp nhận, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, GV kể một câu chuyện mang tính giả định xảy ra koangr 100 năm sau, năm 2121. Các nhà sử học tìm thấy những miêu tả của học sinh trong thư viện một trường học. Họ gọi những văn bản đó là tư liệu lịch sử và nội dung miêu tả của những văn bản là: Lịch sử giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
- GV đặt vấn đề: Vậy lịch sử có phải là những gì diễn ra trong quá khứ? Làm thế nào để viết ra một câu chuyện lịch sử gần đúng với sự thật nhất? Vì sao phải học lịch sử. Chúng ta cùng đến với bài 1, tiết 1: Chủ đề “Lịch sử là gì?”.
Hoạt động 1: Lịch sử và môn lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục 1. - GV yêu cầu HS hoạt động cặp trả lời câu hỏi trong SGK: + CH1: Lịch sử là gì? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể? + CH2: HS tự tìm hiểu Điện Kính Thiên và trả lời câu hỏi: Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo cặp đôi được phân chia. + GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV gợi ý cho HS đặt câu hỏi bằng những từ: Khi nào? Ở đâu? Ai liên quan đến?... Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện một số nhóm đứng tại chỗ trình bày kết quả thảo luận của mình. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | I. Lịch sử và môn lịch sử - CH1: Lịch sử là những gì đã qua, đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động và kinh nghiệm của con người từ khi con người xuất hiện cho đến nay (lịch sử hiện thực). -Ví dụ: + Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam. + Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần. - Môn Lịch sử là một môn khoa học với chức năng phục dựng lại cuộc sống của con người trong quá khứ. - CH2: Ví dụ một số câu hỏi: + Rồng đá được xây dựng khi nào? Vào thời nào? + Qúa trình xây dựng rồng đá ra sao? + Ý nghĩa của việc xây dựng rồng đá? + Ai là người đã cho xây dựng rồng đá ở Điện Kính Thiên?...
|
Hoạt động 2: Vì sao phải học lịch sử?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc kiến thức trong sgk, đọc mục II và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm. + CH1: Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? + CH2: Em hiểu thế nào về từ " gốc tích" trong câu thơ của Chủ tịch HCM? Nêu ý nghĩa của câu thơ đó? + CH3: Tại sao ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được xem như một ngày lễ lớn của dân tộc VN? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm nhận phiếu học tập, tiến thành thảo luận. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Các nhóm nộp phiếu học tập cho GV + GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày, GV ghi lên bảng ý chính. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | II. Vì sao phải học lịch sử? - CH1: Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi lịch sử là những gì đã qua nhưng học lịch sử là cách để chúng ta biết và nhớ về quê hương, cội nguồn, hiểu được ông cha ta đã lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay đồng thời đúc rút được những kinh nghiệm quý báu của ông cha. - CH2: + Gốc tích nghĩa là lịch sử hình thành buổi đầu của nước Việt Nam, là một phần của lịch sử đất nước ta – “sử ta”. + Ý nghĩa: Người Việt Nam phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc. CH3: Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam vì để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. |
Hoạt động 3: Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu
+ Phân biệt được các tư liệu truyền miệng, chữ viết, hiện vật.
+ Giá trị, ý nghĩa của các nguồn sử liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tự đọc thầm mục III và trả lời câu hỏi: + Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì? + Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu cụ thể có trong bài? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm nhận phiếu học tập, tiến thành thảo luận. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, gợi ý HS trả lời câu 2 (Tại sao bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là tư liệu gốc? Tiêu liệu 1.3 con tem và tranh cổ động không phải là tư liệu gốc? Các tư liệu hiện vật được giữ nguyên trang như Bia tiến sĩ, Rìu đồng gót vuông có phải là tư liệu gốc không?...) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Các nhóm nộp phiếu học tập cho GV + GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày, GV ghi lên bảng ý chính. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét + GV trình bày thêm: Qúa khứ đã qua và không thể quay lại, chỉ còn nguồn sử liệu chưa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta. Bởi thế ngay từ thế kỉ XIX, nhà sử học Pháp Langlois Sh. Seniobos đã khẳng định: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử”. Có thể hình dung tư liệu như những mảnh ghép để nhà sử học ghép nên những bức tranh lịch sử - giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình. | III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu - Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị là những nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử. - Tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất vì đây là loại tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện, phản ảnh sự kiện ấy một cách tin cậy - Ví dụ: Bản thảo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM ngày 19-12-1946 là minh chứng cho sự kiện lịch sử bác Hồ kêu gọi Toàn quốc đứng lên kháng chiến trong lịch sử. |
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và 2 sgk trang 14:
Câu 1: Tại sao cần thiết phải học môn lịch sử
Câu 2: Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1:
Câu 2: Căn cứ vào những dấu tích của người xưa còn để lại. Đó là chứng cứ lịch sử, hay tư liệu lịch sử.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập vận dụng, trình bày vào tiết học sau:
Câu 1. Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống? hãy kể cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó
Câu 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học ( trường được thành lập khi nào? Nó thay đổi như thế nào theo thời gian?...)
Câu 3. Cửu Bắc, một kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội ngày nay. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh chiếm thành Hà Nội năm 1882. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa đi những vết đạn pháo đó, em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức bài học.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác