Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn vật lí lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Xem video về mẫu Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: ĐO CHIỀU DÀI

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

- Nêu được đơn vị đo, dụng cụ thường dùng và cách đo chiều dài, thể tích.

- Chỉ ra một số thao tác khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo.

  1. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Đo chiều dài bằng thước với kết quả đáng tinn cậy.

+ Ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân

+ Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

+ Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

+ Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

GIÁO ÁN VẬT LÍ 6 KNTT KHÁC:

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Chuẩn bị một số loại thước: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, compa, thước cặp ( nếu có)

2 - HS :  Đồ dùng học tập và một số đồ dùng như trên ( nếu có ).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục đích:

+ Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

+ Nhận thức được tầm quan trọng của các phép đo.

  1. b) Nội dung: HS quan sát hình vẽ trong SGK hoặc trên màn chiếu
  2. c) Sản phẩm: Từ tình huống HS vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên yêu cầu:

 + HS “ Quan sát hình, em thấy đoạn thẳng AB hay CD dài hơn?”

 + “Muốn biết chính xác, ta phải làm gì?”

- Giáo viên đưa thêm tình huống khác:  Gọi 2 HS lên bảng (1 nam, 1 nữ có chiều cao xấp xỉ nhau) đứng làm mẫu và yêu cầu:

+ Dự đoán chiều cao của 2 bạn?

+  “Em thấy bạn nào cao hơn ?”

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bằng giác quan, chúng ta có thể có ước lượng đúng nhưng cũng có thể sai. Vì vậy, để có kết quả chính xác và tin cậy thì bắt buộc phải thực hiện phép đo” =>  Bài mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài

  1. a) Mục đích:

+ HS biết một số đơn vị và dụng cụ đo chiều dài thường dùng.

+ Giúp HS ước lượng được các chiều dài để lựa chọn dụng cụ đo phù hợp trước khi thực hiện phép đo.   

  1. b) Nội dung: HS tìm hiểu về đơn vị đo độ dài và dụng cụ đo chiều dài.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

NV1. Đơn vị độ dài

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS phát biểu về các đơn vị đo độ dài mà mình đã biết và mối liên hệ giữa chúng ( nếu biết).

+ GV đưa ra đơn vị tiêu chuẩn của độ dài ( mét) và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khác với mét.

+ GV yêu cầu học sinh hoàn thành “?”.

+ GV cho HS đọc phần “ Em có biết?” và giới thiệu thêm một số đơn vị.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi hoàn thành yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.  

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: Lắng nghe và phát biểu.

+ Nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung.

NV 2. Các dụng cụ đo chiều dài

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK và đưa ra một sô loại thước thực tế để HS nhận biết.

+ GV yêu cầu HS thảo luận về việc dùng loại thước nào thích hợp để đo chiều dài  nào.

+ GV giới thiệu và lưu ý HS và GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.

Lưu ý: Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cần đo, chúng ta cần lưu ý:

-         Nên chọn dụng cụ đo co GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để đo một lần.

-         Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó.

+ GV yêu cầu HS xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (  ĐCNN) của một số loại thước nêu trên.

+ GV cho HS trả lời câu hỏi “?” trong SGK.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi hoàn thành yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.  

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: Lắng nghe, phát biểu vfa hoàn thành vào vở.

+ Nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung.

1. Đơn vị độ dài

1 milimet (mm) = 0,001 m ( 1 m = 1000 mm)

( 1m = 1 000 mm)

1 centimet (cm) = 0,01 m ( 1m = 100cm)

( 1m = 100cm)

1 deximet ( dm) = 0,1 m (1m = 10dm)

( 1m = 10 dm)

1 kilomet (km) = 1 000 m

( 1 m = 0,001 km)

?:

a. Độ cao cửa sổ phòng học: mét.

b. Độ sâu của một hồ bơi: mét.

c. Chu vi của quả cam: cm.

d. Độ dày của cuốn sách: mm.

e. Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế: km.

 

 

2. Các dụng cụ đo chiều dài

+ GHĐ của thước: là độ dài lơn nhát ghi trên thước.

+ ĐCNN của thước: là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

 

 

 

 

?.

1.

Thước

GHĐ

ĐCNN

Thước ( a)

100 cm

0,5 cm ( 5mm)

Thước ( b)

10 cm

0,5 cm ( 5mm)

Thước ( c)

10 cm

0,1 cm ( 1mm)

 2.

a. Thước thẳng, thước cuộn

b. Thước dây

c. Thước dây, thước cuộn

d. Thước kẹp, compa kết hợp thước thẳng.

e. Thước kẹp,compa kết hợp thước thẳng.

CÁC GIÁO ÁN VẬT LÍ 7 KNTT CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo chiều dài

  1. a) Mục đích:

+ HS ghi nhớ và vận dụng các bước đo chiều dài, từ đó ứng dụng để đo chiều dài trong thực tế.

  1. b) Nội dung: HS tìm hiểu và thực hành đo chiều dài.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV gọi 1 HS  lên bảng tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá bằng thước hoặc độ dài cái bảng ( để HS tự chọn loại thước và đo một cách tự do).

+ Gọi một số HS nhận xét, thảo luận:

·        Chọn thước đã phù hợp chưa?

·        Cách đo có sai sót gì?

·        ….

+ GV cho HS hoàn thành câu trả lời trong phần “?

=> GV nêu ra các bước đo chính xác để HS ghi vở

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS trả lời câu hỏi

+ HS thực hiện hoạt động thực hành theo cá nhân và hoàn thành báo cáo thực hành.  

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: quan sát, phát biểu, nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và kết luận cho HS ghi vở.

3. Tìm hiểu cách đo chiều dài.

?

1. Việc ước lượng trước khi đo giúp ta:

- Chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo.

- Dùng thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp để chỉ đo một lần, tránh bị sai số lớn.

- Chọn dụng cụ đo có ĐcNN bằng đơn vị phù hợp.

2. Lỗi sai trong phép đo:

- Đặt thước không theo chiều dài của vật.

_ Mắt chưa nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia vật.

* Để thu được kết qu chính xác, ta cn thc hin các bước như sau:

B1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

B2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

B3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

B4: Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất vớ đầu kia của vật.

B5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

CÁC TÀI LIỆU VẬT LÍ 8 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 3: Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích

  1. a) Mục đích:

+ HS vận dụng được cách đo chiều dài vào đo thể tích: chất lỏng trong bình chia độ, ca đong; vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ; vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ.

+  Đo được thể tích của một số vật thường gặp trong cuộc sống.

  1. b) Nội dung: HS tìm hiểu nội dung SGK
  2. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu  cầu HS nhắc lại:

·         Một số đơn  vị đo thể tích đã học ở tiểu học.

·        Cách đọc và ghi đúng khi đo chiều dài.

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.4a,b và mô tả lại cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ và vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS chú ý và hoàn thành yêu cầu

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: chú ý, phát biểu, nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức à cho HS ghi vở.

4. Vận dụng cách đo chiều dài và đo thể tích

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối ( m3) và lít (l):

1 m3 = 1 000 l

1ml = 1 cm3

  1. Hoạt động luyện tập, vận dụng
  2. a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức và luyện tập, vận dụng làm một số bài tập.
  3. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
  4. c) Sản phẩm: Phiếu học tập
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau :

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

Câu 1. Đọc kết quả đo chiều dài các bút chì trong hình dưới đây.

Câu 2. Trình bày cách đo độ dày của tờ giấy, nếu chỉ với một thước thẳng.

Câu 3. Đo chiều dài và độ dày của quyển sách Khoa học tự nhiên 6.

Mẫu báo cáo thực hành

  1. Ước lượng chiều dài, độ dày của sách
  2. Chọn dụng cụ đo :
  • Tên dụng cụ đo : ………
  • GHĐ : ………
  • ĐCNN : ………
  1. Thực hiện đo và ghi kết quả đo theo mẫu bảng sau :

Bảng ghi kết quả thí nghiệm

 

Kết quả đo

Lần đo 1

Lần đo 2

Lần đo 3

Giá trị trung bình

Chiều dài

l1 = ?

l2 = ?

l3 = ?

lTB = ?

Độ dày

d1 = ?

d2 = ?

d3 = ?

dTB = ?

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

…………………………………………………………………………………….

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học lý thuyết trong phần “Em đã học”

- Hoàn thành nốt phần mẫu báo cáo trong câu 3.

- Tìm hiểu trước bài mới “ Đo khối lượng

Tải giáo án vật lí 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án vật lí 6 KNTT, giáo án vật lí 6 kết nối tri thức, GA lớp 6 kết nối tri thức môn vật lí, giáo án môn vật lí 6 kết nối tri thức

Giáo án lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay