Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI
- Năng lực riêng:
- Năng lực chung:
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
1 - GV: Chuẩn bị một số loại thước: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, compa, thước cặp ( nếu có)
2 - HS : Đồ dùng học tập và một số đồ dùng như trên ( nếu có ).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
+ Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
+ Nhận thức được tầm quan trọng của các phép đo.
- GV chiếu hình ảnh lên màn hình và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để đo chiều dài của sân trường, người ta thường dùng dụng cụ đo nào? Trong học tập em thường dùng sử dụng dụng cụ đo nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời theo suy nghĩ của mình.
+ Đo chiều dài sân trường người ta thường dùng thước cuộn hoặc thước dây
+ Trong học tập thường sử dụng thước kẻ để đo.
- GV tiếp lời: Vậy theo các em, vì sao khi đo chiều dài của sân trường ta thường dùng thước cuộn hoặc thước dây, còn trong quá trình học tập các em lại thường sử dụng thước kẻ để đo? Để giúp các em nắm rõ hơn về các dụng cụ đo chiều dài, chúng ta cùng đến với bài 4: Đo chiều dài
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài
+ HS biết một số đơn vị và dụng cụ đo chiều dài thường dùng.
+ Giúp HS ước lượng được các chiều dài để lựa chọn dụng cụ đo phù hợp trước khi thực hiện phép đo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
NV1. Đơn vị độ dài - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật trong hình 4.1 + Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào? + Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng đó chính xác không ta phải làm như thế nào? - GV đưa ra đơn vị tiêu chuẩn của độ dài ( mét) và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khác với mét. - GV giới thiệu một số dụng cụ đo chiều dài. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết? + Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thức khác nhau như vậy? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi hoàn thành yêu cầu. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Lắng nghe và phát biểu. + Nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. + Giáo viên nhận xét, đánh giá. | 1. Đơn vị độ dài Cảm tính: + Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD + Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm. Muốn có kết quả chính xác cần phải dùng dụng cụ để đo (thước kẻ). Đơn vị đo chiều dài: Dụng cụ đo chiều dài: + Thức kẻ + Thước cuộn + Thước dây + Thước kẹp Thông thường, trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN: + GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước. + ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. |
Hoạt động 2: Thực hành đo chiều dài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện phiếu học tập: +CH1. Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao? +CH2. Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng? +CH3. Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng? +CH4. Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu xentimét? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS trả lời câu hỏi + HS thực hiện hoạt động thực hành theo cá nhân và hoàn thành báo cáo thực hành. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: quan sát, phát biểu, nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. + Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và kết luận cho HS ghi vở. | 2. Thực hành đo chiều dài *Lựa chọn thước đo phù hợp: CH1. Cách đo chiều dài trong trường hợp a nhanh hơn và chính xác hơn. Vì thước cuộn có GHĐ dài hơn so với chiều dài của bàn, khi sử dụng sẽ chỉ cần đo trong 1 lần , thời gian đo nhanh hơn và cho kết quả đo chính xác hơn. *Các thao tác đúng khi đo chiều dài: CH2. Ở hình 4.4, cách đặt thước để đo chiều dài bút chì tại mục c là đúng CH3. Ở hình 4.5, cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì tại mục c là đúng CH 4. Hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 6.8cm, hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 7cm * Để thu được kết quả chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau: + B1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo + B2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp + B3: Đặt thước đo đúng cách + B4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chưa gần nhất với đầu kia của vật. + B5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN cho mỗi lần đo. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau :
Câu 1. Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
Câu 2. Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi :
Câu 1. Ví dụ: thước kẻ. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm
Câu 2. Chọn đáp án A
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập:
Câu 1. Hãy ước lượng chiều dài, chiều rộng ngôi nhà của em, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài, chiều rộng ước lượng ban đầu của em.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành thành nhiệm vụ.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
…………………………………………………………………………………….
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành bài tập 3, 4 SGK trang 21.
- Tìm hiểu trước bài mới “ Đo khối lượng”
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác