Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Dưới đây là giáo án dạy thêm hay còn gọi là giáo án buổi 2 của môn văn lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 6 - KNTT

ÔN TẬP VĂN BẢN “BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyện đồng thoại, về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện …

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù: Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản, từ bài học liên hệ với thực tế về đưng tính khiêm tốn.

 3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  5. d) Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

ĐÁP ÁN

- Gv đưa ra các câu hỏi, HS suy nghĩ nhanh và xung phong trả lời:

1. Hãy điền từ còn thiếu trong câu sau:

Cài Cò, cái Vạc, cái Nông

Trong ba con ấy, vặt lông …

2. Hãy cho biết câu nói sau được trích trong văn bản nào?

“Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang”.

3. Câu nói sau là của nhân vật nào?

“- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?”

 

 

 

1. Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Trong ba con ấy, vặt lông con nào?

 

 

2. Trích trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

 

 

 

3. Lời của nhân vật Dế Mèn.

 

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ôn tập về truyện đồng thoại

  1. a. Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về truyện đồng thoại.
  2. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Chuyển giao nhiệm vụ   

GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS), sử dụng kĩ năng khăn trải bàn, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập 1.

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1: Nêu khái niệm truyện đồng thoại?

……………………………………...

………………………………………

Câu 2. Cốt truyện, nhân vật trong truyện đồng thoại thường như thế nào?

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Câu 3. Người kể chuyện là ai, lời người kể chuyện có đặc điểm gì?

……………………………………….

……………………………………….

Câu 4. Lời của các nhân vật trong truyện đồng thoại như thế nào?

………………………………………

………………………………………

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động cá nhân, sau đó đưa ra ý kiến, các nhóm thống nhất đưa ra đáp án cuối cùng.

* Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về truyện đồng thoại

1. Khái niệm

Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.

2. Cốt truyện

Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.

3. Nhân vật

Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm. Nhân vật thường lá con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,...

4. Người kể chuyện

Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:

+ Ngôi thứ nhất;

+ Ngôi thứ ba.

5. Lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

 

Hoạt động 2. Ôn tập văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

  1. a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
  2. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tổng quan về tác giả và tác phẩm.

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản Bài học đường đời đầu tiên là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Văn bản thuộc thể loại gì? Bố cục chia làm mấy phần, đó là những phần nào?

+ Hãy tóm tắt lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

* Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

Nhiệm 2. Nhắc lại kiến thức trọng tâm của văn bản.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giữ nguyên nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Khắc họa bức chân dung của Dế Mèn (hình dáng, hành động, suy nghĩ).

+ Nhóm 2: Trình bày về nhân vật Dế Choắt (hình dáng, cách sinh hoạt, ngôn ngữ xưng hô, thái độ của Dế Mèn với Dế choắt).

+ Nhóm 3: Bài học đường đời của Dế Mèn (hành động trước và sau khi trêu chị Cốc, hậu quả và bài học).

+ Nhóm 4: Nghệ thuật và nội dung của bài học.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Tác giả:

- Tên thật: Nguyễn Sen

- Sinh năm: 1920 - 2014

 - Quê: Hà Nội.

- Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, viết về đề tài miền núi và Hà Nội rất thành công như: Võ sĩ bọ ngựa, Chim cu gáy, Vợ chồng A Phủ...

2. Thể loại: Truyện đồng thoại

3. Bố cục: Bố cục 2 phần

  + Phần 1: Từ đầu …….. thiên hạ: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn

  + Phần 2: Đoạn còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên.

d. Tóm tắt: (HS tóm tắt)

e. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả sinh động.

- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

- Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa.

g. Giá trị nội dung:

+ Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

+ Do bày trò trêu chị Cốc dẫn dến cái chết thảm thương của Dế Choắt

+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Bức chân dung của Dế Mèn

- Hình dáng: Chàng dế thanh niên cường tráng (càng, vuốt, cánh, đầu…)

- Hành động: đạp phanh phách , vũ lên phành phạch, nhai ngoàm ngoạp, cà khịa, quát nạt, đá ghẹo…

- Suy nghĩ: Tôi tợn lắm; Tôi cho là tôi giỏi;  Tôi tưởng: lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba, càng tưởng tôi là tay ghê ghớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi…

=> Hình dáng: Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ.

=> Hành động và suy nghĩ: Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, xốc nổi.

2. Nhân vật Dế Choắt

- Hình dáng:

+ Người: gầy gò, dài lêu ngêu như gã nghiện thuốc phiện.

+ Cánh: ngắn củn; đôi càng: bè bè, nặng nề; râu: cụt có một mẩu; mặt mũi: ngẩn ngẩn ngơ ngơ…

- Cách sinh hoạt: Ăn xối ở thì.

- Cách xưng hô:

+ Với Dế Mèn: Lúc đầu: gọi “anh” xưng “em”; trước khi mất: gọi “anh” xưng “tôi”.

+ Với chị Cốc: Van lạy, xưng hô “chị, em”.

- Nghệ thuật: miêu tả, sử dụng thành ngữ.

=> Gầy gò, ốm yếu nhưng rất khiêm tốn, nhã nhặn. Bao dung độ lượng trước tội lỗi của Mèn.

3. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt và bài học đường đời đầu tiên

- Thái độ Dế Mèn với Dế Choắt: Chê bai nhà cửa và lối sống của Dế Choắt, từ chối lời đề nghị cần giúp đỡ của Choắt => Khinh bỉ, coi thường Dế Choắt.

- Bài học của Dế Mèn:

Dế Mèn

Trước khi

trêu chị Cốc

Sau khi

trêu chị Cốc

Hậu

quả

 

 

Hành động

- Mắng, coi thường, bắt nạt Choắt.

- Cất giọng véo von trêu chị Cốc.

- Chui tọt vào hang.

- Núp tận đáy hang, nằm in thít.

- Mon men bò lên

- Chôn Dế Choắt

Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến chết

Thái độ

Hung hăng, ngạo mạn, xấc xược.

 Sợ hãi,

hèn nhát

 Hối hận

 

Bài học

  - Không nên kiêu căng, coi thường  người khác.

  - Không nên xốc nổi để rồi hành động điên rồ.

 

4. Nghệ thuật và nội dung văn bản:

a. Nghệ thuật:

- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.

- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động

- Các phép tu từ .

- Lựa chọn  ngôi kể, lời văn giàu hình  ảnh, cảm xúc.

b. Nội dung – ý nghĩa:

- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết  của Dế Choắt.

- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Khoanh tròn đáp án đúng trước mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?

A. Chương I               B. Chương III

C. Chương VI             D. Chương X

Câu 2: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.        B. Dế Mèn và chị Cốc.

C. Dế Mèn và Dế Choắt.            D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 3. Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 4. Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,

C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là

A. Tự sự           B. Biểu cảm

C. Miêu tả        D.  Nghị luận

Câu 6. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi                 B. Thương và ăn năn hối hận

C. Than thở và buồn phiền         D. Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 7. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

A. So sánh            B. Ẩn dụ         C. Nhân hóa          D. Hoán dụ

Câu 8. Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?

A. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

B. Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như chính bản thân mình.

C. Cần phải báo thù cho Choắt.

D. Không nên trên ghẹo người khác.

Câu 9. Bài học rút ra từ đoạn trích là gì?

A. Sống ở đời phải khiêm tốn, biết nhường nhịn và cảm thông với người khác.

B. Không được kiêu căng, tự phụ để rồi không chỉ hại mình mà còn gây vạ cho người khác.

C. Cần phải sống đoàn kết, thân ái với mọi người xung quanh.

D. Tất cả đều đúng

Câu 10. Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Truyện kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn.

B. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động,  trí tưởng tượng phong phú.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

D. Tất cả đều đúng.

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1 - A

2 - C

3 - B

4 -C

5 - C

6 - B

7 - C

8 - A

9 - D

10 - D

 

*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũngnhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

                      (Sách Ngữ văn 6, tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống)

1.     Nêu nội dung chính của đoạn văn?

2.       Nhân vật trong đoạn trích được thể hiện qua những hành động nào?

3.     Dế mèn lấy làm “hãnh diện  với bà con” Theo em , Dề Mèn có quyền hãnh diện như thế không?

4.     Tìm những tính từ, danh từ, động từ, chỉ ra  một biện pháp nghệ thuật so sánh có trong đoạn trích và nêu tác dụng?

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Đoạn trích trên miêu tả hình dáng và tính cách của dế mèn.

Câu 2. Hành động, suy nghĩ của Dế Mèn:

  • Đạp phanh phách
  • Nhai ngoàm ngoạm
  • Trịnh trọng vuốt râu

Câu 3. Không vì nó tạo thành thói tự kiêu, có hại cho Dế Mèn sau này.

Câu 4.

- Danh từ ( càng, vuốt, cánh, thân, đầu) kết hợp với  tính từ tuyệt đối( Mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh..) , động từ ( đạp , vũ, nhai) dưới ngòi bút miêu tả tài tình tác giả đã làm hiện lên trước mắt người đọc một chàng dế với vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh đầy sức sống.

- Phép so sánh : Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

Tác dụng : cho thấy độ sắc và bén của hai cái răng của dế mèn , nó có thể nhai đứt và làm gãy cỏ một cách nhanh gọn và dễ dàng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Từ việc đọc hiểu văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn.

- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập, viết đoạn văn theo yêu cầu.

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Khiêm tốn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi người.

   Khiêm tốn là không quá đề cao mình mà luôn thấy bản thân mình chưa hoàn hảo và cần cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa. Khiêm tốn thể hiện trong lời nói,cách ăn mặc và hoạt động thường ngày của cá nhân. Nhờ có sự khiêm tốn mà con người biết quan tâm và yêu thương mọi người nhiều hơn. Người có đức tính khiêm tốn sẽ đượcmọi người xung quanh yêu thương và quý trọng. Nhờ vậy mà các mối quan hệ cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.

   Chính vì thế, mỗi người hãy tự rèn huyện cho mình  đức tính cao đẹp này hay đó cũng chính là cách ta từng ngày rèn luyện bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn.

- GV gọi một số HS đọc đoạn văn của mình, gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.

Tải giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức, giáo án dạy thêm văn 6 kết nối, giáo án buổi 2 ngữ văn 6 KNTT

Giáo án lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay