Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn hóa học lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Xem video về mẫu Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHƯƠNG II: - CHẤT QUANH TA

BÀI 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

Sau bài học, HS sẽ:

  • Nhận biết được chất ở quanh ta vô cùng đa dạng, chúng có ở trong vật sống vật không sống, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo...
  • Nêu một số tính chất của chất (tính chất vật lí và tính chất hoá học). Mỗi chất có tính chất nhất định. Dựa vào tính chất, ta phân biệt chất này với chất khác.
  1. Năng lực

- Năng lực chung: Nhận biết được chất ở quanh ta, nêu được các tính chất cơ bản của một số chất

- Năng lực riêng:

  • Tìm được ví dụ về các vật thể quanh ta, nêu ví dụ về chất có trong vật thể.
  • Tìm được ví dụ về tính chất vật lí và tính chất hoá học của chất
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng nói riêng và trong cuộc sống nói chung
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Hoạt động “Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn”: muối ăn, đường, nước, 2 đũa khuấy, 2 cốc thuỷ tinh, 2 bát sử, 2 chân để thí nghiệm có kẹp giá đỡ, 1 đèn cổn, bật lửa (diêm).
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh: vở ghi, sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi cho HS: quan sát kể tên các dụng cụ học tập quanh em, kể tên các con vật, loài hoa, các hành tinh trong hệ mặt trời. Từ đó rút ra tính đa dạng của các vật thể quanh ta và gợi mở vấn đề đặc điểm chung của chúng.

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát, suy ngẫm và trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

- GV trình bày vấn đề:“Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác. Cô và các em cùng tìm hiểu bài 9: Sự đa dạng của chất.”

GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 KNTT KHÁC:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chất quanh ta

  1. Mục tiêu: Chỉ ra được một số chất có trong vật thể. Phân biệt chất tự nhiên và chất nhân tạo
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cầu học sinh

+ GV yêu cầu hs đọc sgk, trả lời câu hỏi:

? Thế nào là vật sống và vật không sống? Lấy ví dụ

? Em hãy thử kể tên một số chất mà em biết.

+ Tiếp đó, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:

+ GV cùng hs thực hiện nhiệm vụ sgk trang 28 theo nhóm:

? Đâu là vật thể tự nhiên, đâu là vật thể nhân tạo

? Hãy kể tên một số chất có trong vật thể mà em biết

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV có thể kể thêm các ví dụ khác về các chất trong vật thể chẳng hạn:  trong bút chỉ có gỗ (cellulose), than chì trong chiếc áo được may từ từ sợi tự nhiên có cellulose, tơ nhân tạo (nylon), chất tạo màu, ...

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

1. Chất quanh ta

- Phân biệt vật sống và vật không sống:

+ Vật sống có khả năng như trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Ví dụ: thực vật, động vật...

+ Vật không sống không có các khả năng trên. Ví dụ: các vật dụng trong gia đình, cây cầu, đồi núi

- Một số chất: sắt, nhôm, đồng, tinh bột, đường glicozo, lipid, protein,...

- HS hoàn thành phiếu

1. Trả lời CH tr28:

- Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, cây cao su. ngọt có gas

- Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, chai (cốc) nước

- Vật sống: cây cao su, con sư tử.

- Vật không sống: núi đá vôi, bánh mì, cầu Long Biên, chai (cốc) nước ngọt có ga

2. Các chất có trong các vật thể ở Hình 9.1, SGK:

a. Núi đá vôi: đá vôi (trong đá vôi có chất calcium carbonate,...), đất sét

b. Con sư tử: protein, lipid,nước...

c. Cây cao su: mủ cao su, nước...

d. Bánh mì: tinh bột, bột nở,

e. Cầu Long Biên: sắt,

g. Chai (các) nước ngọt có gas: đường nước, carbon dioxide....

 CÁC GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 KNTT CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Một số tính chất của chất

  1. Mục tiêu: Nắm được một số tính chất cơ bản, 3 thể của chất
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV cho học sinh đọc sgk và trả lời câu hỏi:

? Hoàn thành bảng sau:

? Các chất trên có cháy được không -> làm thí nghiệm để biết

+ GV nêu khái niệm tính chất vật lí, tính chất hóa học

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi, làm thí nghiệm

+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Một số tính chất của chất

 

- HS hoàn thành bảng

 

- Các chất biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học

- Tính chất hóa học của sắt: để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp

 

CÁC TÀI LIỆU HÓA HỌC 8 CHẤT LƯỢNG:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm : “Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn” và yêu cầu HS viết báo cáo

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thí nghiệm, đưa ra câu trả lời:

+ Tính chất vật lí: muối ăn và đường đều có màu trắng (không màu), không mùi, thể rắn, tan trong nước

+ Tính chất hoá học: Khi đun nóng, đường từ màu trắng chuyển thành nâu đen, ngửi thấy mùi khét, chứng tỏ có sự biến đổi về chất. Đây là tính chất hóa học của đường. Ở bát muối có hiện tượng nổ tách tách là do nước trong muối ăn bay hơi, ta thu được muối khô hơn ban đầu. Muối ăn không biến đổi.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV kết luận: đường khi đun nóng bị chuyển hoá thành chất khác, muối ăn không bị biến đổi khi đun nóng. Vậy tính chất hoá học của đường và muối ăn khác nhau.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Thế nào là vật sống, vật không sống, vật tự nhiên và vật nhân tạo. Cho ví dụ

Câu 2: Hoàn thành bảng sau:

Vật thể tự nhiên

Thành phần chính gồm các chất

Tên các vật thể nhân tạo

Được làm từ vật liệu (chất hay hỗn hợp chất)

cây cỏ

   

mía

   

 

 

 

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Hs dựa vào kiến thức đã học trả lời

Câu 2:

Vật thể tự nhiên

Thành phần chính gồm các chất

Tên các vật thể nhân tạo

Được làm từ vật liệu (chất hay hỗn hợp chất)

cây cỏ

xenlulozo

sách vở

gỗ

mía

sacarozo

bút

nhựa

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

.............................................................................................................................

 

Tải giáo án hóa học 6 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 6 KNTT, giáo án hóa học 6 kết nối tri thức, GA lớp 6 kết nối tri thức môn hóa học, giáo án môn hóa học 6 kết nối tri thức

Giáo án lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay