Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức

Giáo án hóa học lớp 8 kết nối tri thức có đủ cả năm. Đây là giáo án của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về là giáo án word, chỉnh sửa được. Cách tải dễ dàng. Giáo án hóa học lớp 8 kết nối tri thức được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi chính tả...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức

I. VỀ BỘ SÁCH HÓA HỌC 8 KẾT NỐI TRI THỨC

  • VŨ VĂN HÙNG (Tổng Chủ biên) 
  • MAI VĂN HƯNG – LÊ KIM LONG – VŨ TRỌNG RỸ (đồng Chủ biên) 
  • NGUYỄN VĂN BIÊN – NGUYỄN HỮU CHUNG – NGUYỄN THU HÀ
  • LÊ TRỌNG HUYỆN – NGUYỄN THẾ HƯNG – NGUYÊN XUÂN THÀNH – BÙI GIA THỊNH 
  • NGUYỄN THỊ THUẦN – MAI THỊ TÌNH – VŨ THỊ MINH TUYẾN – NGUYỄN VĂN VỊNH

 

II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Danh sách các bài:

Lời nói đầu

  • Bài 1. Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
  • Chương I. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
  • Bài 2 Phản ứng hóa học
  • Bài 3 Mol và tỉ khối soát khí
  • Bài 4 Dung dịch và nồng độ
  • Bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học
  • Bài 6 Tính theo phương trình hoá học
  • Bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Chương II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG

  • Bài 8 Acid
  • Bài 9 Base. Thang pH
  • Bài 10 Oxide
  • Bài 11 Muối
  • Bài 12 Phân bón hoá học

III. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 3: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).
  • Tính được khối lượng mol (M)
  • Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m).
  • Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.
  • So sánh được khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
  • Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 o
  • Sử dụng được công thức n (mol) = để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 o
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm về mol, tỉ khối, thể tích mol của chất khí và công thức tính.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm mol, tỉ khối, thể tích mol của chất khí và cách tính.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các hiện tượng thực tiễn, để tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế, các ứng dụng trong cuộc sống (như bóng bay được bơm khí hydrogen, khí carbon dioxide tích tụ ở trên nền hang).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập
  • Một quả bóng bay bơm khí hydrogen (cột dây dài), một quả bóng bay chưa bơm.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 KNTT SOẠN CHI TIẾT:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Bằng phép đo thông thường, ta chỉ xác định được khối lượng chất rắn, chất lỏng hoặc thể tích của chất khí. Làm thế nào để biết lượng chất có bao nhiêu phân tử, nguyên tử?

- GV yêu cầu HS nêu khối lượng của hạt proton, neutron, electron, của nguyên tử carbon, phân tử oxygen,… và suy nghĩ trả lời câu hỏi khởi động.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Các em đã biết nguyên tử và phân tử là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ nên không thể dùng những dụng cụ thông thường để cân hay đo. Tuy nhiên, trong hóa học khi tìm hiểu về chúng cần phải đếm được (có bao nhiêu nguyên tử, phân tử ?) và cân được (mỗi nguyên tử, phân tử nặng bao nhiêu ?). Để giải quyết các vấn đề trên, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho những hạt vô cùng nhỏ này đó là mol. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn khái niệm mol, khối lượng mol của một chất, thể tích mol của chất khí và các công thức tính liên quan, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. MOL

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm, ví dụ về mol.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời CH1 mục I.1 SGK trang 17.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm về mol, lấy được ví dụ, câu trả lời cho CH1 mục I.1 SGK trang 17.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :

Trong toán học, người ta quy định :

+ 1 tá trứng bằng bao nhiêu quả trứng? (12 quả trứng)

+ 1 chục quả trứng bằng bao nhiêu quả trứng? (10 quả trứng)

- GV: 12 và 10 là số lượng quy định chục và tá. Định nghĩa mol cũng được dựa trên cơ sở đó.

- GV đưa ra định nghĩa về mol: Mol là lượng chất có chứa 6,022.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

- GV giải thích số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro, kí hiệu NA.

- GV:

+ Với những hạt vô cùng nhỏ bé như nguyên tử hoặc phân tử, khối lượng chứa 1 mol hạt thường có giá trị trong khoảng cân được bằng cân thông thường trong phòng thí nghiệm (1 gam đến vài trăm gam).

+ Với những loại hạt, đồ vật mà mắt thường nhìn thấy được, khối lượng của 1 mol đó có giá trị vô cùng lớn.

+ Ví dụ: nếu 1 hạt gạo có khối lượng khoảng 0,025 gam thì 1 mol hạt gạo có khối lượng khoảng 1,51022 gam, tức là 15 triệu tỉ tấn gạo; nếu 1 quả cam có đường kính 6 cm thì khi xếp 1 mol quả cam thẳng hàng thì ta được đường thẳng có độ dài gấp 240 tỉ lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

- GV kết luận giá trị số Avogadro là vô cùng lớn, dùng để tính toán khối lượng hạt trong thế giới vi mô.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ để hình dung được khối lượng một mol hạt của các chất khác nhau.

- GV yêu cầu HS trả lời CH1 mục I.1 SGK trang 17 :

Đọc thông tin Hình 3.1 và so sánh khối lượng của 1 mol nguyên tử carbon, 1 mol phân tử iodine và 1 mol phân tử nước.  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH1 mục I.1 SGK trang 17.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH1 mục I.1 SGK trang 17.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về định nghĩa mol, chuyển sang nội dung mới.

I. Mol

1. Khái niệm

- Số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro, được kí hiệu là NA

- Mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

Ví dụ :

a) 12 gam carbon có NA nguyên tử C hay 1 mol nguyên tử carbon

b) 254 gam iodine có NA phân tử I2 hay 1 mol phân tử iodine

c) 18 gam nước có NA phân tử H2O hay 1 mol phân tử nước.

Trả lời CH1 mục I.1 SGK trang 17:

Khối lượng 1 mol nguyên tử C < khối lượng 1 mol phân tử H2O < khối lượng 1 mol phân tử I2.

 

CÁC GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 KNTT KHÁC:

Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tính được khối lượng mol (M)
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH1, CH2 mục I.2 SGK trang 18
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra kết luận về khối lượng mol, lấy ví dụ, câu trả lời CH1, CH2 mục I.2 SGK trang 18
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu khái niệm khối lượng mol của 1 chất: chính là khối lượng của 1 mol phân tử hoặc nguyên tử chất đó.

- GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối (NTK), phân tử khối (PTK) đã học.

- GV yêu cầu HS quan sát bảng 3.1 và 3.1 để rút ra kết luận: Về mặt trị số, khối lượng mol của một chất bằng khối lượng nguyên tử (hoặc phân tử) chất đó.

Ví dụ: Khối lượng mol nguyên tử Na là MNa = 23 g/mol

Khối lượng mol phân tử HCl: MHCl = 36,5 g/mol

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về khối lượng nguyên tử và khối lượng mol của một số đơn chất, hợp chất.  

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành bảng sau:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

?

3

0,05

Nước

18

27

?

Sắt

56

?

0,2

- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để lấy một lượng mol xác định của chât? (cân khối lượng chất rắn hoặc chất lỏng, đong thể tích chất lỏng,…)

- GV yêu cầu HS trả lời CH1, CH2 SGK mục I.2 trang 18:

1. Tính khối lượng mol của chất X, biết rằng 0,4 mol chất này có khối lượng là 23,4 gam.

2. Tính số mol phân tử có trong 9 gam nước, biết rằng khối lượng mol của nước là 18 g/mol.  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát bảng 3.1, 3.2, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH1, CH2 mục I.2 SGK trang 18.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH1, CH2 mục I.2 SGK trang 18

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm khối lượng mol và công thức tính, chuyển sang nội dung mới.

2. Khối lượng mol

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam.

- Khối lượng mol (g/mol) của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo.

- Gọi n là số mol chất có trong m gam. Khối lượng mol (M) được tính theo công thức:

M =  (g/mol)

Ví dụ:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

60

3

0,05

Nước

18

27

1,5

Sắt

56

11,2

0,2

Trả lời CH1 mục I.2 SGK trang 18:

Khối lượng mol của chất X :

M =  = 58,5 (g/mol)

Trả lời CH2 mục I.2 SGK trang 18:

Số mol nước là:

n =  (mol)

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu thể tích mol của chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 oC.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH1, CH2 mục I.3 SGK trang 18
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm thể tích mol của chất khí, câu trả lời CH1, CH2 mục I.3 SGK trang 18.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục I.3 SGK trang 18, thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí

+ Trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất thì khối lượng mol của chúng như nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

Tìm thể tích của:

+ 1 mol phân tử khí O2 ở đktc

+ 2 mol phân tử khí H2 ở đktc

- GV lưu ý HS:

+ Giá trị 1 bar = 105 Pa, xấp xỉ bằng áp suất khí quyển ở độ cao ngang mặt nước biển hoặc vùng đồng bằng nơi ta đang sống.

+ Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích mol của chất rắn hoặc chất lỏng là khác nhau.

- GV yêu cầu HS trả lời CH1, CH2 mục I.3 SGK trang 18:

1. Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?

2. Một hỗn hợp gồm 1 mol khí oxygen với 4 mol khí nitrogen. Ở 25 oC và 1 bar, hỗn hợp khí này có thể tích là bao nhiêu ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH1, CH2 mục I.3 SGK trang 18.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH1, CH2 mục I.3 SGK trang 18.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thể tích mol của chất khí, chuyển sang nội dung mới.

3. Thể tích mol của chất khí

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khí đó.

- Thể tích mol của các chất khí bất kì ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau.

- Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), n mol chất khí bất kì đều chiếm thể tích là V = 24,79.n (L).

- Ví dụ: Ở đktc:

+ Thể tích của 1 mol phân tử khí O2 là 24,79 L.

+ Thể tích của 2 mol phân tử khí H2 là 49,58 L.

Trả lời CH1 mục I.3 SGK trang 18:

Thể tích 1,5 mol khí 25 oC, 1 bar là:

V = 24,79.1,5 = 37,185 (L)

Trả lời CH2 mục I.3 SGK trang 18:

Số mol khí là: 1 + 4  = 5 (mol)

Thể tích hỗn hợp khí thu được là:

V = 24,79.5 = 123,95 (L)

 

CÁC TÀI LIỆU HÓA HỌC 8 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 4: Tìm hiểu về tỉ khối chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí, so sánh được chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV, CH1 mục I.4 SGK trang 19.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm tỉ khối, công thức tính tỉ khối của chất khí, so sánh chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác, câu trả lời CH1 mục I.4 SGK trang 19.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục II SGK trang 18, 19 nêu công thức tính tỉ khối giữa hai chất khí, vận dụng làm ví dụ:

Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi suy nghĩ trả lời các câu hỏi:

+ Người ta bơm khí nào vào bóng bay để bóng bay bay lên được?

+ Nếu bơm khí oxi hoặc khí carbon dioxide thì bóng bay có bay lên cao được không? Vì sao?

- GV nêu vấn đề: Quả bóng bay được bơm đầy khí hydrogen bay lên cao rất nhanh, chứng tỏ khí hydrogen nhẹ hơn không khí. Nhưng nếu quả bóng bay được thổi căng bằng khí carbon dioxide, nó sẽ nằm trên mặt đất chứ không bay lên, chứng tỏ khí carbonic nặng hơn không khí. Vậy làm thế nào để xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí ?

- GV hướng dẫn HS tiến hành tính khối lượng mol của không khí (coi 1 mol không khí có 0,2 mol oxygen và 0,8 mol nitrogen), yêu cầu HS xác định được công thức tính tỉ khối của một chất khí đối với không khí.

- GV yêu cầu HS trả lời CH1 mục II SGK trang 19:

1. a) Khí carbon dioxide (CO2) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

b) Trong lòng hang sâu thường xảy ra quá trình phân hủy chất vô cơ hoặc hữu cơ, sinh ra khí carbon dioxide. Hãy cho biết khí carbon dioxide tích tụ ở trên nền hang hay bị không khí đẩy bay lên trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH1 mục II SGK trang 19.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH1 mục II SGK trang 19.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm tỉ khối mol của chất khí và công thức.

II. Tỉ khối chất khí

- Tỉ khối của khí A đối với khí B được biểu diễn bằng công thức:

dA/B =

- Ví dụ:

Vậy khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần.

- Tỉ khối của khí A đối với không khí là:

dA/kk =

Trả lời CH1 mục II SGK trang 19:

a) Tỉ khối của carbon dioxide so với không khí là

Vậy carbon dioxide nặng hơn không khí 1,517 lần

b) Khí carbon dioxide bị tích tụ trong hang.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Số Avogadro và kí hiệu là

  1. 6,022.1023, A
  2. 6,022.10-23, A
  3. 6,022.1023, N
  4. 6,022.10-24, N

Câu 2. Khối lượng mol chất là

  1. khối lượng ban đầu của chất đó
  2. khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học
  3. bằng 6,022.1023
  4. khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Câu 3. 1 mol chất khí ở điều kiện chuẩn có thể tích là

  1. 2,47 L
  2. 0,247 L
  3. 24,79 L
  4. 24,79 mL

Câu 4. Thể tích mol là

  1. thể tích của chất lỏng
  2. thể tích của 1 nguyên tử nào đó
  3. thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khí đó
  4. thể tích ở đktc là 24,79 L

Câu 5. Thể tích ở đktc của 2,25 mol O2

  1. 24,79 L
  2. 50 L
  3. 5,57 L
  4. 55,78 L

Câu 6: Số mol của H2 ở đktc biết V = 5,6 L là

  1. 0,25 mol
  2. 0,3 mol
  3. 0,224 mol
  4. 0,23 L

Câu 7. Số mol của kali biết có 6,022.1023 nguyên tử kali

  1. 1 mol
  2. 1,5 mol
  3. 0,5 mol
  4. 0,25 mol

Câu 8. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần

  1. Nặng hơn không khí 2,2 lần
  2. Nhẹ hơn không khí 3 lần
  3. Nặng hơn không khí 2,4 lần
  4. Nhẹ hơn không khí 2 lần

Câu 9. Có thể thu khí N2 bằng cách nào?

  1. Đặt đứng bình
  2. Đặt úp bình
  3. Đặt ngang bình
  4. Cách nào cũng được

Câu 10. Trong các khí sau, số khí nhẹ hơn không khí là: CO2, H2O, N2, SO2

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bà, theo dõi nhận xét bài trên bảng.  

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chuẩn kiến thức:

+ Mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

+ Khối lượng mol của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử đó tính theo đơn vị gam.

+ Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 1 mol phân tử chất khí đó.

+ Tỉ khối của khí A đối với khí B là tỉ lệ khối lượng mol giữa khí A và khí B.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A

2. D

3. C

4. C

5. D

6. D

7. A

8. A

9. B

10. C

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Tính số nguyên tử, phân tử có trong mỗi lượng chất sau:

  1. a) 0,25 mol nguyên tử C
  2. b) 0,002 mol phân tử I2
  3. c) 2 mol phân tử H2O

Bài 2. Một lượng chất sau đây tương đương bao nhiêu mol nguyên tử hoặc mol phân tử?

  1. a) 1,2044.1022 phân tử Fe2O3
  2. b) 7,5275.1024 nguyên tử Mg.

Bài 3. Calcium carbonate có công thức hóa học là CaCO3

  1. a) Tính khối lượng phân tử của calcium carbonate
  2. b) Tính khối lượng của 0,2 mol calcium carbonate

Bài 4. Tính số mol khí chứa trong bình có thể tích 500 mililit ở 25 oC và 1 bar.

Bài 5. a) Khí methane (CH4) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

  1. b) Dưới đáy giếng thường xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ, sinh ra khí methane. Hãy cho biết khí methane tích tụ dưới đáy giếng hay bị không khí đẩy bay lên trên.

Bài 6. Ở 25 oC, 1 bar, 4 g khí hydrogen chiếm thể tích bao nhiêu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1.

  1. a) Số nguyên tử có trong 0,25 mol C là:

0,25  6,022  1023 = 1,5055  1023 (nguyên tử)

  1. b) Số phân tử có trong 0,002 mol phân tử I2

0,002  6,022  1023 = 1,2044  1021 (phân tử)

  1. c) Số phân tử có trong 2 mol H2O là:

2  6,022  1023 = 1,2044  1024 (phân tử)

Bài 2.

  1. a) Số mol phân tử Fe2O3 là:
  2. b) Số mol nguyên tử Mg là:

Bài 3.

  1. a) Khối lượng phân tử của CaCO3 là:

40 + 12 + 16  3 = 100 (g/mol)

  1. b) Khối lượng của 0,2 mol CaCO3 là:

m = 100  2 = 20 (g)

Bài 4.

Số mol khí trong mỗi bình là:

Bài 5.

  1. a) Tỉ khối của methane so với không khí là:

Vậy methane nhẹ bằng 0,552 lần không khí.

  1. b) Khí methane bị đẩy bay lên trên miệng giếng.

Bài 6.

 Số mol khí hydrogen là:  (mol)

Thể tích khí hydrogen là:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Làm bài tập trong SBT KHTN 8.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Dung dịch và nồng độ

 

Tải giáo án word hóa học lớp 8 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 8 sách mới, giáo án lớp hóa học 8 kết nối tri thức, giáo án khoa học tự nhiên8 kết nối tri thức , giáo án hóa học 8 KNTT,giáo án lớp hóa học 8 kết nối tri thức

Giáo án lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay