Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức

Giáo án âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức có đủ cả năm. Đây là giáo án của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về là giáo án word, chỉnh sửa được. Cách tải dễ dàng. Giáo án âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi chính tả...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức
Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức

I. VỀ BỘ SÁCH ÂM NHẠC 8 KẾT NỐI TRI THỨC

HOÀNG LONG (Tổng Chủ biên) 

VŨ MAI LAN (Chủ biên) 

BÙI MINH HOA – TRẦN BẢO LÂN 

ĐẶNG KHÁNH NHẬT – NGUYỄN THỊ THANH VÂN

II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Danh sách các bài:

Hướng dẫn sử dụng sách

Lời nói đầu

CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

Bài 1

  • Hát: Bài hát Chào năm học mới
  • Nghe nhạc: Bài hát Bay lên nhé nụ cười

Bài 2

  • • Lí thuyết âm nhạc: Gam trưởng,
  • giọng trưởng, giọng Đô trưởng
  • • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

CHỦ ĐỀ 2: TÔI YÊU VIỆT NAM

Bài 3

  • Hát: Bài hát Việt Nam ơi
  • Nghe nhạc: Bài hát Ngàn ước mơ
  • Việt Nam

Bài 4

  • Nhạc cụ: Recorder hoặc ken phim
  • Thường thức âm nhạc: Dân ca
  • Quan họ Bắc Ninh

CHỦ ĐỀ 3: HOÀ CA 

Bài 5 

  • Hát: Bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam 
  • Thường thức âm nhạc: Thể loại hợp xưởng 

Bài 6 

  • Lí thuyết âm nhạc: Nhịp 3/8 
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2 

CHỦ ĐỀ 4: BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG 

Bài 7 

  • Hát: Bài hát Nơi ấy Trường Sa 
  • Nghe nhạc: Bài hát Nơi đảo xa 

Bài 8 

  • Thường thức âm nhạc: Đàn guitar và ukulele 
  • Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím

CHỦ ĐỀ 5: CHÀO XUÂN 

Bài 9 

  • Hát: Bài hát Ngày Tết quê em 
  • Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Trần Hoàn và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ 

Bài 10 

  • Lí thuyết âm nhạc: Nhịp 6/8 
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3 

CHỦ ĐỀ 6: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI 

Bài 11 

  • Hát: Bài hát Hát lên cho ngày mai 
  • Nghe nhạc: Bài hát Trở về Surriento 
  • Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phim 

Bài 12 

  • Lí thuyết âm nhạc: Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ 
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG 

Bài 13 

  • Hát: Bài hát Soi bóng bên hồ 
  • Thường thức âm nhạc: Đàn nguyệt và đàn tinh 

Bài 14 

  • Lí thuyết âm nhạc: Đảo phách 
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5 

CHỦ ĐỀ 8: NHỊP ĐIỆU MÙA HÈ 

Bài 15 

  • Nghe nhạc: Bài hát Xôn xao mùa hè 
  • Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Frederic Chopin (F. Chopin) và tác phẩm Khúc tuỳ hứng giọng Đô thăng thứ (Fantaisie Impromptu in C Sharp Minor) 

Bài 16 

  • Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phim 
  • Giải thích thuật ngữ và khái niệm âm nhạc

III. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: TÔI YÊU VIỆT NAM

BÀI 3 – TIẾT 5:

HÁT: VIỆT NAM ƠI

NGHE NHẠC: NGÀN ƯỚC MƠ VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Việt Nam ơi.

-       Nhận biết được câu, đoạn trong lời bài hát.

-       Nhớ được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hòa giọng, hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.

-       Cảm nhận được giai điệu và nhịp điệu vui tươi, tự hào của bài hát Việt Nam ơi.

3. Phẩm chất

-       Qua giai điệu, lời ca của bài hát Việt Nam ơi, HS thêm yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết, cùng chung tay xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.

-       Đàn phím điện tử, nhạc cụ tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ tiết dạy.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SHS Âm nhạc 8.

-       Nhạc cụ tiết tấu. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SHS và internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KNTT SOẠN CHI TIẾT:

HÁT

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe, kết hợp vận động theo bài hát Những trái tim Việt Nam (sáng tác Phương Uyên).

b. Nội dung: GV cho HS nghe bài hát Những trái tim Việt Nam.

c. Sản phẩm: HS lắng nghe, cảm nhận được giai điệu bài hát và vận động theo bài hát.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe bài hát Những trái tim Việt Nam (sáng tác Phương Uyên).

https://www.youtube.com/watch?v=ye1HdPtSf1E

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát, kết hợp vận động theo nhạc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát Những trái tim Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu bài hát, vận động theo nhạc và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận sau khi bài hát Những trái tim Việt Nam: Bài hát là thông điệp gửi tới những người dân yêu nước Việt Nam. Ca từ lúc bay bổng, lúc trầm lắng nhưng điều nổi bật nhất là âm hưởng hào hùng, vượt ra khỏi giới hạn của cảm xúc, trở thành những lời thúc giục, khơi dậy lòng yêu tổ quốc trong tâm khảm người Việt: "Ta chẳng ngại dâng hiến, ta chẳng ngại hy sinh", "Tổ quốc ơi, hãy kêu tên tôi".

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 5: Hát - Việt Nam ơi; Nghe nhạc – Ngàn ước mơ Việt Nam.

CÁC GIÁO ÁN ÂM NHẠC 7 KNTT KHÁC:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG: HỌC BÀI HÁT VIỆT NAM ƠI – HỌC HÁT TỪNG CÂU KẾT HỢP VỖ TAY THEO PHÁCH)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV hát mẫu/ nghe bài hát Việt Nam ơi.

- Nắm được một số thông tin về tác giả Bùi Quang Minh.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài hát và biết cách chia đoạn, chia câu hát.

- Khởi động giọng theo mẫu tự chọn trước khi hát.

- Học hát từng câu và hát ghép nối các câu, các đoạn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS học bài hát Việt Nam ơi – Học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo phách theo các nội dung:

- Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc.

- Giới thiệu tác giả.

- Tìm hiểu bài hát.

- Khởi động giọng.

- Dạy hát.

c. Sản phẩm: HS hát bài hát Việt Nam ơi kết hợp vỗ tay theo phách.

CÁC TÀI LIỆU ÂM NHẠC 8 CHẤT LƯỢNG:

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe bài hát Việt Nam ơi.

https://www.youtube.com/watch?v=4y-gaQFv6ro

- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát.

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát Việt Nam ơi, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

- GV khuyến khích HS thể hiện thái độ, tình cảm tự hào về quê hương, đất nước Việt Nam.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS lắng nghe bài hát Việt Nam.

- HS cảm nhận được lời ca, giai điệu bài hát.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động nghe nhạc của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát tác giả Bùi Quang Minh (bút danh Minh Beta).


- GV cung cấp cho HS một số thông tin về tác giả Bùi Quang Minh.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin về tác giả qua internet.

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số thông tin chính về tác giả.

Bước 2: HS tiếp thu, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh tác giả Bùi Quang Minh.

- HS lắng nghe GV giới thiệu thông tin về tác giả.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại thông tin chính về tác giả Bùi Quang Minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài hát

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát.

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về bài hát.

 

- GV cùng HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa bài hát.

- GV hướng dẫn HS chia đoạn, chia câu cho bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bản nhạc, lắng nghe GV giới thiệu một số thông tin về bài hát.

- HS thảo luận cặp đôi về nội dung, ý nghĩa bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 4: Khởi động giọng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS khởi động giọng theo lớp, theo nhóm, cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có) và chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 5: Dạy hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn và hát mẫu 1 – 2 câu đầu, bắt nhịp cho cả lớp cùng hát.

- GV tiếp tục đàn kết hợp hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu; ghép đoạn 1; đoạn 2 và hoàn thiện cả bài.

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.

- GV lưu ý HS trong khi học hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập hát theo hướng dẫn của GV.

- GV qunan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV yêu cầu HS hát từng câu và hát ghép nối các câu; ghép đoạn 1; đoạn 2 và hoàn thiện cả bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe bài hát Việt Nam ơi. 

- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Giới thiệu tác giả

- Bùi Quang Minh (bút danh là Minh Beta) sinh năm 1983 tại

Hà Nội, là cựu HS chuyên Toán, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội -Amsterdam.

- Năm 2006, anh tốt nghiệp bằng danh dự hạng Nhất (First Class Honors) tại Đại học Sydney (Úc).

- Năm 2011, anh được trao học bổng Fulbright và theo học Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học Harvard (Mỹ).

- Anh là nhà sáng lập chuỗi rạp chiếu phim Beta Cinemas với mong muốn nâng cao đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam.

 

 

 

 

3. Tìm hiểu bài hát

- Bùi Quang Minh đã sáng tác bài hát Việt Nam ơi như một món quà dành cho quê hương, đất nước mình.

- Năm 2018, bài hát một lần nữa được vang lên vào thời điểm Đội tuyển Bóng đá U23 Việt Nam giành ngôi Á quân giải Vô địch U23 châu Á tổ chức tại Thường Châu (Trung Quốc).

- Giai điệu bài hát vang lên khiến hàng triệu trái tim Việt Nam hoà chung nhịp đập, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc trong lòng mỗi người.

- Bài hát Việt Nam ơi được đông đảo khán giả yêu mến và được trình chiếu trên nhiều nền tảng truyền thông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Khởi động giọng

HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Dạy hát

- Hát chính xác những tiếng hát có đảo phách trong phạm vi một nhịp: giữa nắng tràn; nơi tôi ở; trẻ thơ đùa; hương lúa, về; giăng phố. Hoà; mênh mông sóng về; mây trắng. Một;....

- Hát chính xác những tiếng hát có đảo phách từ ô nhịp trước sang ô nhịp sau: Việt Nam hỡi; Việt Nam ơi; đã quen; cười lên; qua tán cây; đùa vui cười, trên lá reo; eh oh; trọn Việt Nam; đất trời; trong mắt; con người, xây đời; sáng tươi,...

- Ngân, nghỉ những tiếng hát có nốt đen, nốt trắng, nốt tròn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen....

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát nối tiếp, hát hòa giọng theo nhóm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm hát nối tiếp, hát hòa giọng.

c. Sản phẩm: HS thể hiện bài hát trước lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS theo các bước sau:

- Hát hoà giọng: Cả lớp thực hiện.

Việt Nam hỡi….hát mãi lên Việt Nam ơi.

- Hát nối tiếp: Nhóm 1, nhóm 2 hoặc có thể nhóm nam, nhóm nữ.

+ Nhóm 1: Bữa giữa nắng tràn…đã quen/Và gió…vui cười.

+ Nhóm 2: Giữa đất nước…cười lên./Và nắng…Việt Nam ơi.

- Hòa giọng: Từ nơi…Việt Nam sáng tươi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành luyện tập theo nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV gọi một vài cá nhân/nhóm thể hiện trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV sửa những chỗ HS hát chưa đúng, lưu ý thể hiện sắc thái tươi vui của bài hát, chú ý âm thanh của các nhóm hát có sự hòa quyện, nhịp nhàng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp tiết tấu.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp tiết tấu.

c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp tiết tấu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV làm mẫu hoặc cho HS xem video hiệu ứng, hình ảnh các nhạc cụ gõ đệm theo

tiết tấu 1 và 2SGK tr.13.

- GV tổ chức cho 2 nhóm thực hiện hát kết hợp gõ đệm:

+ Nhóm 1: Hát tập thể bài hát Việt Nam ơi (số HS tham gia hát khoảng 25 - 30 HS/sĩ số 40 HS của lớp).

+ Nhóm 2: Gõ đệm các nhạc cụ HS chọn theo ý thích (7 - 10 HS).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thực hành luyện tập ở nhà hoặc thời gian ngoài giờ lên lớp.

- GV gợi ý và khuyến khích HS có năng lực cảm thụ về tiết tấu tốt tham gia nhóm gõ đệm, những HS có giọng hát tốt tham gia nhóm hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, luyện gõ đệm theo.

- HS luyện hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp tiết tấu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS trình bày bài hát trước lớp, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp tiết tấu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có)

CỦNG CỐ SAU HOẠT ĐỘNG HỌC

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ cảm nhận cá nhân về hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người Việt Nam được nhắc đến trong lời bài hát.

(Nơi đồng xanh thơm hương lúa, đảo xa mênh mông sóng, đồi cao bay mây trắng, ánh năng chan hòa, hàng cây với những con phố, tiếng trẻ thơ đùa vui,...).

Tải giáo án word âm nhạc lớp 8 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 8 sách mới, giáo án lớp âm nhạc 8 kết nối tri thức, giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức , giáo án âm nhạc 8 KNTT,giáo án lớp âm nhạc 8 kết nối tri thức

Giáo án lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay