Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Chương 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Chương 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Chương 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Chương 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
Chương 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX
Chương 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
Chương 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát sơ đồ một số nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII để trình bày theo yêu cầu.
- Lập bảng tóm tắt và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
- Trung thực, yêu nước, trân trọng các thành quả khai phá đất đai, mở rộng lãnh thổ của các thế hệ cha ông.
- Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (cả biển đảo và đất liền).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV sử dụng hình 6.1 SHS tr.27, gợi mở cho HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân qua đọc báo, xem thời sự, xem phim, internet,…về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.
c. Sản phẩm:
- HS quan sát được hình 6.1.
- Hiểu biết của HS về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 6.1 SHS tr.27 và một số hình ảnh khác về chúa Nguyễn Hoàng:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn tư liệu về chúa Nguyễn Hoàng SHS tr.27: Đánh giá về chúa Nguyễn Hoàng – người có công rất lớn trong quá trình khai phá, mở mang vùng đất Đàng Trong từ nửa cuối thế kỉ XVI, sử triều Nguyễn có chép: Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt,…được dân mến phục. Nghiệp đế dựng lên từ đây.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 6.1 và hình ảnh do GV cung cấp.
- HS sử dụng thông tin qua đọc báo, xem thời sự, xem phim, internet,…để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá về thông tin HS trình bày.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác sơ đồ hình 6.2 và thông tin mục 1 để trả lời câu hỏi: Hãy trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- GV tổ chức cho HS trò chơi để đánh dấu trên lược đồ những vùng đất mới được khai phá trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- GV hướng dẫn HS liên kết với những kiến thức đã học ở Bài 18 (SHS Lịch sử và Địa lí 7) để trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS khai thác sơ đồ hình 6.2 và đọc thông tin mục 1 SHS tr. 27, 28 để tìm hiểu khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- GV mở rộng kiến thức, kể về câu chuyện cho HS: Chúa Nguyễn Phúc Nguyên từ đầu thế kỉ XVII đã cho công chúa Ngọc Vạn sang Chân Lạp làm vợ vua Chey Chetta II và thiết lập 2 trạm thu thuế ở Sài Gòn – Bến Nghé, cho thấy ông đã có sẵn một tầm nhìn chiến lược và một chủ trương vừa tổng thuế, vừa cụ thể trong việc khai phá đất đai và xác lập chủ quyền trên toàn vùng Nam Bộ. Sau những cố gắng này, ở xứ Quảng, lần lượt Phú Yên, Thái Khang, Bình Thuận,...nhanh chóng được sáp nhập vào đất Đàng Trong. (Theo Nguyễn Ngọc Quang, Vùng đất Nam Bộ (tập IV, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật) - GV trình chiếu Lược đồ Đại Việt thời Lê Thánh Thông với 13 đạo thừa tuyên và Lược đồ Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI để HS nhớ lại kiến thức đã học.
- GV tổ chức trò chơi để HS đánh dấu trên lược đồ những vùng đất mới được khai phá trong thế kỉ XVI – XVIII qua Lược đồ hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832).
- GV hướng dẫn HS liên kết với những kiến thức đã học ở Bài 18 (SHS Lịch sử và Địa lí 7) để trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS khai thác tài liệu SHS, kết hợp quan sát lược đồ GV trình chiếu và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chỉ trên lược đồ những vùng đất mới được khai phá trong thế kỉ XVI – XVIII. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày khái quát về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII. - GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII - Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. - Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh. - Tiếp tục xây dựng bộ máy chính quyền ở Đàng Trong, củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận – Quảng, thực hiện chính sách khai hoang, khám phá vùng đất mới. - Năm 1757, chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay. |
Hoạt động 2. Quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc tư liệu 1, 2 SHS tr.28, 29 và thông tin mục 2 để trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt trong các thế kỉ XVII – XVIII.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 6.3 và cung cấp thêm thông tin.
c. Sản phẩm:
- HS đọc, hiểu tư liệu 1, 2 SHS tr.28, 29.
- Câu trả lời của HS về quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt trong các thế kỉ XVII – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc tư liệu 1, 2, kết hợp thông tin mục 2 SHS tr28, 29 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt trong các thế kỉ XVII – XVIII.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 6.3 SHS tr.28 và cung cấp thêm thông tin: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá (tên chữ là Công Đạo), soạn vẽ vào thế kỉ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam. Giữa biển có một bãi cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Họ Nguyễn cuối năm vào cuối tháng mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến (Bãi Cát Vàng) lấy vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. (Theo Bộ Ngoại giao, Chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Tri thức)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tư liệu, quan sát hình 6.3 SHS kết hợp khai thác thông tin GV cung cấp để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt trong các thế kỉ XVII – XVIII. - GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. | 2. Quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII - Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền được thực hiện có tổ chức, hệ thống, liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. + Biện pháp: lập 2 đội dân binh độc đáo (đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải). + Thực thi: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển đảo. + Ý nghĩa: từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này. - Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trình khai thác và thực thi chủ quyền với hai quần đảo này (cuối thế kỉ XVIII).
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế XVIII.
b. Nội dung: GV trình chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm; HS vận dụng kiến thức đã học trả lời nhanh.
c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. Các đội thi đua nhau trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được trình chiếu trên bảng lớp. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.
- GV lần lượt trình chiếu từng câu hỏi:
Câu 1: Năm 1558 diễn ra sự kiện gì?
A. Chúa Nguyễn xây dựng bố máy chính quyền ở Đàng Trong.
B. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.
C. Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.
D. Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.
Câu 2: Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay vào năm:
A. 1558.
B. 1653.
C. 1757.
D. 1611.
Câu 3. Bãi Cát Vàng thuộc khu vực nào?
A. Quần đảo Hoàng Sa.
B. Quần đảo Thổ Chu.
C. Quần đảo Chàng Tây.
D. Quần đảo Trường Sa.
Câu 4: Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền được thực hiện thông qua:
A. Đội Hoàng Sa.
B. Đội Bắc Hải.
C. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải.
D. Đội Trường Sa và Đội Bắc Hải.
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải?
A. Là hai đội tổ chức dân binh độc đáo.
B. Có chức năng kinh tế và kiểm soát, quản lí biển đảo.
C. Có nhiệm vụ thu lượm hàng hóa của các con tàu bị đắm, các hải sản quý, từng bước xác lập chủ quyền đối với hai hòn đảo này.
D. Hoạt động vào thế kỉ XVI.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các đội suy nghĩ nhanh, dựa vào kiến thức đã học để đưa ra đáp án.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các đội xung phong đưa ra đáp án.
- GV mời các đội nhận xét câu trả lời của đội bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên bố đội thắng cuộc.
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | C | A | C | D |
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Củng cố kiến thức đã học.
- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1, 2 phần Vận dụng SHS tr.29.
c. Sản phẩm: Tư liệu, thông tin HS sưu tầm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bài tập 1 (SHS tr.29)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu, sách báo, internet, giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- GV hướng dẫn HS tham khảo tư liệu tại:
+ Nguyễn Quang Thắng, Hoàng Sa và Trường Sa - Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ Công pháp Quốc tế, NXB Tri thức, 2008.
+ Bộ Ngoại giao, Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Tri thức, 2013.
+ Phim tài liệu của Truyền hình Vĩnh Long giới thiệu về quá trình mở cõi phương Nam của các chúa Nguyễn:
http://www.youtube.com/watch?v=YPV2BBS2M7I
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sưu tầm tài liệu theo sự hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Bài tập 2 (SHS tr.29)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khao lề thề lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức của Lễ Khao lề thề lính ngày nay có ý nghĩa gì?
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh của Lễ Khao lề thề lính trên đảo Lý Sơn và hướng dẫn HS viết bài giới thiệu theo những nội dung sau:
+ Nguồn gốc của Lễ Khao lề thề lính Hoàng Sa.
+ Những hoạt động chính trong Lễ hội ngày nay.
+ Ý nghĩa của việc duy trì và công nhận Lễ Khao lề thề lính Hoàng Sa là di sản phi vật thể quốc gia.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sưu tầm tài liệu theo sự hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.
+ Ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.
- Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập và hoàn thành nhiệm vụ phần Vận dụng.
- Làm bài tập Bài 6 – SBT Lịch sử và Địa lí 8, phần Lịch sử.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 7.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác