Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Mai Sỹ Tuấn (Tổng chủ biên)
- Đinh Quang Báo, Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Oanh (đồng Chủ biên)
- Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Lê Thị Phượng, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý, Đào Văn Toàn, Trương Anh Tuấn, Lê Thị Tuyết, Ngô Văn Vụ
Bài mở đầu
Phần 1: Chất và sự biến đổi chất
Chủ đề 1: Phản ứng hóa học
Chủ đề 2: Acid – Base – pH – Oxide – Muối
Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất
Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực
Chủ đề 5: Điện
Chủ đề 6: Nhiệt
Phần 3: Vật sống
Chủ đề 7: Cơ thể người
Chủ đề 8: Sinh thái
Phần 4: Trái đất và bầu trời
Chủ đề 9: Sinh quyển
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Theo em, những phản ứng đó có ích lợi gì cho cơ thể?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm 4HS, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu hình 36.1 sgk và video về cấu tạo, chức năng của da. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong sgk, video sau đó trả lời câu hỏi 1 và 2 gsk trang 168. Video: https://youtu.be/OxPlCkTKhzY Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Cấu tạo và chức năng của da Câu 1 sgk trang 168: *BẢN ĐÍNH KÈM 1 CUỐI HĐ1 Câu 2 sgk trang 168: - Một số bộ phận trong các lớp cấu tạo nên da: + Lớp biểu bì: tầng sừng, tầng tế bào sống. + Lớp bì: tuyến mồ hôi, dây thần kinh, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến nhờn, thụ quan, mạch máu. + Lớp mỡ dưới da: mỡ. - Kết luận: - Da có cấu tạo 3 lớp: Biểu bì, bì và lớp mỡ dưới da. - Chức năng: bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường, điều hòa thân nhiệt, nhận biết các kích thích của môi trường, bài tiết mồ hôi.
|
*BẢN ĐÍNH KÈM 1
Các lớp cấu tạo của da | Chức năng |
Lớp biểu bì | Bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể. |
Lớp bì | Giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ tạp chất. |
Lớp mỡ | Cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như nguồn dự trữ năng lượng. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thân nhiệt và cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra một số câu hỏi nhanh, HS dựa vào kiến thức cá nhân để trả lời: + Thân nhiệt là gì? + Ở mỗi vùng trên cơ thể, nhiệt đô có giống nhau không? + Thân nhiệt ở người bình thường là khoảng bao nhiêu? + Hãy trả lời câu hỏi 2 sgk trang 169: Vì sao đo thân nhiệt là bước đầu của việc chuẩn đoán bệnh.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 chiếc nhiệt kế điện tử và bông y tế.
- GV yêu cầu HS nêu các bước tiến hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử.
- GV yêu cầu một bạn HS lên thực hành mẫu, sau đó mỗi nhóm thực hành theo các bước và hoàn thành mẫu báo cáo sau: * BẢN ĐÍNH KÈM 2 DƯỚI HĐ 2
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kênh chữ và kênh hình mục II.2, trả lời câu hỏi 3 sgk trang 169 : Quan sát Hình 36.2 và cho biết khi trời nóng và khi trời lạnh, các mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi và các cơ dựng lông hoạt động như thế nào.
Câu luyện tập sgk trang 170 Viết tên các bộ phân trong cơ thể và cho biết chúng thay đổi như thế nào ở mỗi trường hợp vào bảng 36.3: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin mục II.3, nêu nguyên nhân và phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể theo gợi ý ở bảng 36.4:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Điều hòa thân nhiệt ỏ người 1. Thân nhiệt - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. - Mỗi vùng trên cơ thể có nhiệt độ khác nhau. - Thân nhiệt duy trì ổn định từ 36,3 đến 37,3oC. - Đáp án câu hỏi 2 sgk trabg 169: Thân nhiệt ổ định giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường. Nếu thân nhiệt hạ xuống dưới 35oC hoặc trên 38oC thì tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác có thể bị rối loạn. Vì vậy đo thân nhiệt có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe con người, là bước đầu tiên của việc chuẩn đoán bệnh.
* Thực hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử. - Thực hành đo 2 lần trước và sau khi bật nhảy tại chỗ 2 phút. Các bước đo: Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch nhiệt kế. Bước 2: Đưa đầu của nhiệt kế vào vị trí cần đo (trán, tai, …) và ấn nút bật một lần nữa. Bước 3: Đợi 3 đến 5 giây và đọc kết quả hiển thị trên màn hình Bước 4: Tắt nhiệt kế, lau sạch và cất vào nơi quy định.
2. Điều hòa thân nhiệt Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 169 - Khi trời nắng nóng hoặc lao động nặng cơ dựng lông, mao mạch dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể. - Khi trời lạnh các mao mạch ở da co lại, ngưng tiết mồ hôi, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt. - Khi trời quá lạnh, cơ co dãn liên lục gâu phản xạ run để sinh nhiệt. - Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết sự sinh nhiệt. ð Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt. Đáp án câu luyện tập sgk trang 170 *BẢN ĐÍNH KÈM 3 DƯỚI HĐ2
3. Phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. *BẢN ĐÍNH KÈM 4 DƯỚI HĐ2 |
*BẢN ĐÍNH KÈM 2
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH Tên nhóm: …………………………
|
*BẢN ĐÍNH KÈM 3
Bộ phận | Khi nhiệt độ môi trường thấp | Khi nhiệt độ môi trường cao |
Mạch máu dưới da | Co | dãn |
Tuyến mồ hôi | Ngừng tiết mồ hôi | Tăng tiết mồ hôi |
Cơ dựng lông | Co | Dãn |
Cơ vân | Run cơ | Không run cơ |
*BẢN ĐÍNH KÈM 4
| Cảm nóng | Cảm lạnh |
Biểu hiện | - Sốt - Chóng mặt, choáng váng - Da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi - Buồn nôn, ói mửa - Da ửng đỏ - Mạch đập nhanh,… | - Nghẹt mũi, khó thở - Chảy nhiều nước mũi, nước mắt - Ho, đau họng, viêm họng - Đau đầu, đau nhức cơ thể - Hắt hơi, sốt nhẹ - Cảm thấy mệt mỏi. |
Nguyên nhân | - Hoạt động ngoài trời nắng quá lâu. - Mặc quần áo quá dày, không uống đủ nước trong điều kiện thời tiết nóng. | - Do sự lây truyền virus cảm lạnh cùng với thời tiết lạnh. |
Cách phòng chống | Che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy, hạn chết ra ngoài trời khi nắng nóng, … | Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý 2 đén 4 lần/ ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,… |
Hoạt động 3: Thực hành sơ cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu sgk và đưa ra cơ sở lý thuyết của các biện pháp sơ cứu chho người bị cảm nóng, cảm lạnh.
- GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ đóng vai và giải quyết tình huống: + Nhóm 1: “Mẹ đi làm về bị say nắng. Các con sẽ làm gì để sơ cứu cho mẹ?” + Nhóm 2: “Trong một buổi chiều mùa đông, bé trai học lớp 5 đi học về liền có các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, đau họng,.. Người thân trong gia đình bé trai sẽ phải chăm sóc cho bé như thế nào?”
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận nêu ra ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người cảm lạnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Đại diện nhóm lên đóng tình huống và giải quyết tình huống. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | III. Thực hành sơ cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh 1. Cơ sở lý thuyết. - Các biện pháp sơ cứu cho người bị cảm nóng là giúp đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nhờ bốc hơi nước, đối lưu và truyền nhiệt. Các vị trí chườm khăn là nới có các động mạch lớn chạy qua. - Các biện pháp sơ cứu cho người cảm lạnh là giúp giảm quá trình tỏa nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt. 2. Các bước tiến hành. * Thực hành giải quyết tình huống. + Tình huống 1: Bước 1: Đưa nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió Bước 2: Gọi cấp cứu 115 Bước 3: Cởi bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá để ở những vị trí có động mạch lớn đi qua da như nách, bẹn, cổ, lau người bằng nước ấm và quạt để tăng sự bốc hơi. + Tình huống 2: Bước 1: Di chuyển người đến nơi khô ráo, ấm áp Bước 2: Gọi cấp cứu 115 Bước 3: Cởi hết quần áo ướt, làm ấm bằng quần áo và chăn khô, uống nước âm hoặc ăn cháo ấm, làm dịu cổ họng bằng cách xúc họng bằng nước muối sinh lý ấm, làm thông mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lí. 3. Đánh giá kết quả và câu hỏi Ý nghĩa : + Cởi hết quấn áo ướt: Tránh cho cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng. + Làm ấm bằng quần áo, chăn khô: Tránh cho cơ thể bị mất nhiệt + Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm: cung cấp nhiệt lượng, năng lượng cho cơ thể. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách chăm sóc và bảo vệ da
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4HS, nghiên cứu sgk và dựa trên những hiểu biết cá nhân, hãy nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da.
- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện dự án: Tìm hiều về một bệnh về da tại trường em hoặc một số thành tựu ghép da trong y học.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời các câu hỏi vận dụng sau: 1. Vì sao những viết thương trên da có thể hồi phục được? 2. Cần lưu ý gì trong chế độ ăn mùa đông và hè. 3. Cần làm gì khi bị bỏng? 4. Em thường bảo vệ, chăm sóc da như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Một số bệnh về da và bảo vệ da * Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ da an toàn: - Tránh làm da bị tổn thương. - Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là những vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường như tay, mặt. - Che chắn da hoặc sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. - Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ. - Ăn nhiều rau xanh, trái cây,… - Không lạm dụng các loại mĩ phẩm và vệ sinh da sạch sau khi trang điểm,...
* Một số bệnh về da hay gặp tại trường học - Bệnh hắc lào: + Nguyên nhân: Do nấm. + Triệu chứng: Xuất hiện các vùng da tổn thương dạng tròn, đóng vảy; ngứa ngáy ở vùng mông, bẹn, nách. + Hậu quả: Gây khó chịu, ngứa ngáy, mất thẩm mỹ.
- Bệnh lang ben: + Nguyên nhân: Do nấm + Triệu chứng: xuất hiện các vùng da lốm đốm trắng hơn bình thường. + Hậu quả: gây mất thẩm mỹ
- Mụn trứng cá: + Nguyên nhân: Nang lông bị bít tắc, vi khuẩn gây viêm nhiễm và tổn thuông trên da. + Triệu chứng: gây ra mụn sần, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,... + Hậu quả: ngứa, đau, mất thẩm mỹ, nguy cơ để lại sẹo, có thể gây nhiễm trùng.
* Một số thành tự ghép da trong y học - Một số thành tựu ghép da trong y học: + Sử dụng da ếch, da heo để ghép da điều trị bỏng: Ghép da sau phẫu thuật
Trung bì da heo - Công nghệ nuôi cấy tế bào sợi trong nghiên cứu và điều trị bỏng.
Đáp án: 1. Khi da bị tổn thương, quá trình tự nhiên của da là tạo hàng loạt phản ứng sinh học phức tạp diễn ra hay còn gọi là quá trình tương tác giữa các tế bào nhằm tái tạo biểu bì và mô da từ đó vết thương sẽ dần dần được phục hồi. 2. + Chế độ ăn uống mùa hè: Tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước ví dụ như: Ăn nhiều canh, nước trái cây, rau quả… + Chế độ ăn uống mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu protein, thức ăn nóng… 3. Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ nước mát trong vòng ít nhất 15 phút. Sau đó, Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn lên vết bỏng 4. Em thường bảo vệ chăm sóc da bằng cách: - Sử dụng mỹ phẩm an toàn, lành tính, hợp với da - Sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi ra ngoài đường. - Vệ sinh da sạch sẽ… |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: Lớp nào nằm ngoài cùng da và tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?
Câu 2: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?
Câu 3: Nguyên nhân gây bệnh hắc lào và lang ben là
Câu 4: Hoạt động không giúp bảo vệ da an toàn là
Câu 5: Những phản xạ nào của cơ thể để duy trì nhân nhiệt ổn định ở người?
Câu 6: Khi cơ thể bị cảm lạnh nên
Câu 7: Để tránh cảm nóng, chúng ta không nên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | A | B | C | C | B | B | D |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Nêu cấu tạo của da ở người? Em đã và đang làm gì để bảo vệ và chăm sóc làn da của mình? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: Vì sao nói việc xác định thân nhiệt cũng có thể xác định được tình trạng sức khỏe của cơ thể? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 3: Hãy giải thích các hiện tượng sau: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói; Rét run cầm cập”. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đáp án
Câu 1: Da là lớp vỏ bọc bên ngoài cơ thể, được cấu tạo gồm lớp biểu bì và lớp mỡ dưới da. Ở ngoài cùng của da là lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. Lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ.
Câu 2: Xác định thân nhiệt của cơ thể cũng có thể xác định được tình trạng của sức khỏe vì:
- Khi thân nhiệt cơ thể bình thường khoảng 37oC, chứng tỏ các hoạt động sinh lí diễn ra bình thường, các hoạt động điều hòa thân nhiệt diễn ra bình thường vì thế cơ thể khỏe mạnh.
- Khi nhiệt độ cơ thể thấp hoặc cao hơn bình thường chứng tỏ các hoạt động sinh lí của tế bào và cơ thể đang diễn ra không bình thường, sự điều hòa thân nhiệt chưa ổn định, vì thế có thể đang mắc bệnh lý.
Câu 3:
- Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói: Ở người, nhiệt độ cơ thể được duy trì ở khoảng 37oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Khi trời nóng, cơ thể tăng tỏa nhiệt, nhiệt được tỏa ra ngoài qua hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, làm cơ thể mất nhiều nước nên mới cảm thấy khát. Khi trời lạnh, cơ thể tăng sinh nhiệt, quá trình trao đôit chất và chuyển hóa năng lượng để sinh nhiệt cần sử dụng nguyên liệu lấy từ thức ăn nên dẫn đến hiện tượng chóng đói.
- Rét run cầm cập: Khi trời rét, nhiệt độ tỏa ra mạnh, dẫn đến cơ thể mất nhiệt, lúc đó các mao mạch ở da và cơ co chân lông co lại để chống mất nhiệt, đồng thời cơ thể có hiện tượng run, run là hiện tượng co rút nhanh của cơ làm tăng quá trình dị hóa để sinh nhiệt chống rét, vì thế khi trời quá rét mà cơ thể không được làm ấm sẽ gây ra hiện tượng “run rẩy”.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Hoàn thành bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 37. Sinh sản ở người
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác