Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Vĩ Trọng Rỹ (đồng chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thu Hà, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Xuân Thành, Bùi Gia Thịnh, Nguyễn Thị Thuân, Mai Thị Tình, Vũ Thị Minh Tuyên, Nguyễn Văn Vịnh
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hiện tượng này có ý nghĩa gì đối với cơ thể? Cơ chế của quá trình này được thực hiện như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm 4HS, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu hình 43.1 sgk và video về cấu tạo, chức năng của da. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong sgk, video sau đó trả lời câu hỏi 1 và 2 sgk trang 185 và luyện tập sgk trang 186. Video: https://youtu.be/OxPlCkTKhzY Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Da 1. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của da. Câu 1 sgk trang 185: *BẢN ĐÍNH KÈM 1 CUỐI HĐ1 Câu 2 sgk trang 185: Nhờ thành phần là thụ quan mà da cảm nhận được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật khi tiếp xúc. Câu luyện tập sgk trang 186 *BẢN ĐÍNH KÈM 2 CUỐI HĐ1 - Kết luận: - Da có cấu tạo 3 lớp: Biểu bì, bì và lớp mỡ dưới da. - Chức năng: Lớp bảo vệ ngăn cách các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể, tham gia vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, bài tiết mồ hôi, tổng hợp vitamin D...
|
*BẢN ĐÍNH KÈM 1
*BẢN ĐÍNH KÈM 2
Da và các thành phần của da. | Chức năng |
Da | Lớp bảo vệ ngăn cách các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể, tham gia vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, bài tiết mồ hôi, tổng hợp vitamin D... |
Lớp biểu bì | Bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể. |
Lớp bì | Giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ tạp chất. |
Lớp mỡ | Cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như nguồn dự trữ năng lượng. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi 3 sgk trang 186 và đưa ra các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da ở tuổi dậy thì.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 187.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện dự án: + Nhóm 1+2: Dự án điều tra một số bệnh về da trong trường học hoặc khu dân cư. Hoàn thành phiếu điều tra: + Nhóm 3+4: Dự án tìm hiểu một số thành tựu ghép da trong y học. Sản phẩm là tranh, ảnh, tài liệu,…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Tìm hiểu một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da. Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 186 *BẢN ĐÍNH KÈM 3 DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2 - Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da ở tuổi dậy thì: + Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây tổn thương da như nhiệt độ, tia tự ngoại, hóa chất,… + Không tự ý nặn mụn. + Rửa mặt đúng cách. + Sử dụng kem chống nắng. + Trang điểm phù hợp… - Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 187 Tác dụng của kem chống nắng đến làn da là: + Bảo vệ da khỏi tia UV gây hại. + Giảm khả năng ung thư da. + Ngăn cản tình trạng cháy nắng, sạm da. - Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 187 Tác hại của việc trang điểm thường xuyên dễ thấy nhất là: da bị bào mòn, mỏng hơn, lỗ chân lông to hơn, khiến da dễ bị mụn, viêm nhiễm, nhanh lão hóa hơn, dễ nhăn nheo hơn nếu không biết tẩy trang và dưỡng da đúng cách.
3. Tìm hiểu các bệnh về da trong trường học hoặc khu dân cư, một số thành tựu ghép da trong y học.
- Đáp án phiếu điều tra * BẢN ĐÍNH KÈM 4 DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2 - Một số thành tựu ghép da trong y học: + Sử dụng da ếch, da heo để ghép da điều trị bỏng: Ghép da sau phẫu thuật
Trung bì da heo - Công nghệ nuôi cấy tế bào sợi trong nghiên cứu và điều trị bỏng.
|
*BẢN ĐÍNH KÈM 3
Bệnh về da | Nguyên nhân | Cách phòng chống |
Bệnh lang ben | Nhiễm nấm | Không dùng chung đồ cá nhân như quần, áo, khăn tắm. |
Bệnh mụn trứng cá | Tắc nghẽn nang lông do bài tiết chất nhờn hoặc bụi bẩn. | Vệ sinh da sạch sẽ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài. |
Bệnh ghẻ | Cái ghẻ kí sinh trên da | Vệ sinh da sạch sẽ, không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. |
* BẢN ĐÍNH KÈM 4
PHIẾU ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH VỀ DA TRONG TRƯỜNG HỌC HOẶC KHU DÂN CƯ Họ và tên cá nhân/ nhóm điều tra: Địa điểm điều tra: Trường THCS……
Nhận xét về tình hình mắc các bệnh về da: Mụn trứng cá là bệnh về da khó phòng nhất do HS đang độ tuổi dậy thì nội tiết tố thay đổi. Bệnh thủy đậu xuất hiện theo từng mùa, những bạn đã từng mắc sẽ không tái nhiễm nữa, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo trên toàn bộ cơ thể. Bệnh nấm da đầu có thể che dấu được nên nhiều bạn chủ quan không điều trị bệnh khiến bệnh trở nặng. Các bạn HS nên giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh về da. Nếu mắc bệnh cần chữa trị sớm và đúng cách. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu thân nhiệt và cách đo thân nhiệt.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra một số câu hỏi nhanh, HS dựa vào kiến thức cá nhân để trả lời: + Thân nhiệt là gì? + Ở mỗi vùng trên cơ thể, nhiệt độ có giống nhau không? + Thân nhiệt ở người bình thường là khoảng bao nhiêu? + Hãy trả lời câu hỏi 4 sgk trang 187.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 chiếc nhiệt kế điện tử và bông y tế và yêu cầu hoàn thành luyện tập sgk trang 187.
- GV yêu cầu HS nêu các bước tiến hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kênh chữ và kênh hình, trả lời câu hỏi 5 sgk trang 188
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin sgk, hoàn thành câu 6, 7, luyện tập sgk trang 189.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Thân nhiệt 1. Tìm hiểu thân nhiệt và cách đo thân nhiệt. - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. - Mỗi vùng trên cơ thể có nhiệt độ khác nhau. - Thân nhiệt duy trì ổn định từ 36,5 đến 37oC. - Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 187: Thân nhiệt trên 38oC chứng tỏ cơ thể đang bị sốt.
* Thực hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử.
-Các bước đo: Bước 1: Bật nguồn nhiệt kế. Bước 2: Đưa đầu của nhiệt kế vào vị trí cần đo (trán, tai, …) và bật nút để máy nhận dữ liệu và tiến hành đo. Bước 3: Đợi 3 đến 5 giây và đọc kết quả đo so sánh với mức nhiệt độ tiêu chuẩn để có kết luận về tình trạng nhiệt độ cơ thể. Bước 4: Tắt nguồn nhiệt kế, vệ sinh và bảo quản để đảm bảo chất lượng sử dụng.
2. Tìm hiểu vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người. Trả lời câu hỏi 5 sgk trang 188 - Khi trời nắng nóng hoặc lao động nặng, thông tin này được truyền đến não, não điều khiển cơ dựng lông, mao mạch dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể. - Khi trời lạnh thông tin này được truyền đến não, não điều khiển các mao mạch ở da co lại, ngừng tiết mồ hôi, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt. - Khi trời quá lạnh, cơ co dãn liên lục gâu phản xạ run để sinh nhiệt. - Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết sự sinh nhiệt. ⇨ Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.
3. Phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. - Đáp án câu 6 sgk trang 189 *BẢN ĐÍNH KÈM 5 DƯỚI HĐ3 - Đáp án câu 7 sgk trang 189 Thứ tự các bước sơ cứu là: + B1: Di chuyển người bị say nắng đến nơi râm mát, cởi bớt trang phục không cần thiết + B2: Làm mát cơ thể + B3: Đánh giá mức độ tỉnh táo của người bị say nắng. Nếu bệnh nhân tỉnh táo thì tiến hành đỡ dậy bổ sung nước. Nếu bệnh nhân chưa tỉnh, tiếp tục các biện pháp làm mát cơ thể trong lúc chờ xe cấp cứu. + B4: gọi xe cấp cứu. - Đáp án câu luyện tập sgk trang 189 Tác dụng của run cơ để tạo nhiệt cho cơ thể bớt lạnh.
|
*BẢN ĐÍNH KÈM 5
| Cảm nóng | Cảm lạnh |
Biểu hiện | - Sốt - Chóng mặt, choáng váng - Da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi - Buồn nôn, ói mửa - Da ửng đỏ - Mạch đập nhanh,… | - Nghẹt mũi, khó thở - Chảy nhiều nước mũi, nước mắt - Ho, đau họng, viêm họng - Đau đầu, đau nhức cơ thể - Hắt hơi, sốt nhẹ - Cảm thấy mệt mỏi. |
Nguyên nhân | - Hoạt động ngoài trời nắng quá lâu. - Mặc quần áo quá dày, không uống đủ nước trong điều kiện thời tiết nóng. | - Do sự lây truyền virus cảm lạnh cùng với thời tiết lạnh. |
Cách phòng chống | Che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy, hạn chết ra ngoài trời khi nắng nóng, … | Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý 2 đến 4 lần/ ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,… |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: Lớp nào nằm ngoài cùng da và tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?
Câu 2: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?
Câu 3: Nguyên nhân gây bệnh lang ben là
Câu 4: Hoạt động không giúp bảo vệ da an toàn là
Câu 5: Những phản xạ nào của cơ thể để duy trì nhân nhiệt ổn định ở người?
Câu 6: Khi cơ thể bị cảm lạnh nên
Câu 7: Để tránh cảm nóng, chúng ta không nên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | A | B | C | C | B | B | D |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Nêu cấu tạo của da ở người? Em đã và đang làm gì để bảo vệ và chăm sóc làn da của mình? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: Vì sao nói việc xác định thân nhiệt cũng có thể xác định được tình trạng sức khỏe của cơ thể? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 3: Hãy giải thích các hiện tượng sau: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói; Rét run cầm cập”. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đáp án
Câu 1: Da là lớp vỏ bọc bên ngoài cơ thể, được cấu tạo gồm lớp biểu bì và lớp mỡ dưới da. Ở ngoài cùng của da là lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. Lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ.
Câu 2: Xác định thân nhiệt của cơ thể cũng có thể xác định được tình trạng của sức khỏe vì:
- Khi thân nhiệt cơ thể bình thường khoảng 37oC, chứng tỏ các hoạt động sinh lí diễn ra bình thường, các hoạt động điều hòa thân nhiệt diễn ra bình thường vì thế cơ thể khỏe mạnh.
- Khi nhiệt độ cơ thể thấp hoặc cao hơn bình thường chứng tỏ các hoạt động sinh lí của tế bào và cơ thể đang diễn ra không bình thường, sự điều hòa thân nhiệt chưa ổn định, vì thế có thể đang mắc bệnh lý.
Câu 3:
- Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói: Ở người, nhiệt độ cơ thể được duy trì ở khoảng 37oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Khi trời nóng, cơ thể tăng tỏa nhiệt, nhiệt được tỏa ra ngoài qua hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, làm cơ thể mất nhiều nước nên mới cảm thấy khát. Khi trời lạnh, cơ thể tăng sinh nhiệt, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng để sinh nhiệt cần sử dụng nguyên liệu lấy từ thức ăn nên dẫn đến hiện tượng chóng đói.
- Rét run cầm cập: Khi trời rét, nhiệt độ tỏa ra mạnh, dẫn đến cơ thể mất nhiệt, lúc đó các mao mạch ở da và cơ co chân lông co lại để chống mất nhiệt, đồng thời cơ thể có hiện tượng run, run là hiện tượng co rút nhanh của cơ làm tăng quá trình dị hóa để sinh nhiệt chống rét, vì thế khi trời quá rét mà cơ thể không được làm ấm sẽ gây ra hiện tượng “run rẩy”.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Hoàn thành bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 44. Hệ sinh dục ở người và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác