Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Vĩ Trọng Rỹ (đồng chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thu Hà, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Xuân Thành, Bùi Gia Thịnh, Nguyễn Thị Thuân, Mai Thị Tình, Vũ Thị Minh Tuyên, Nguyễn Văn Vịnh
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Các hạt (nguyên tử, phân tử) có kích thước và khối lượng vô cùng nhỏ bé, không thể xác định được bằng các dụng cụ đo thường dùng. Làm thế nào để có thể xác định một cách dễ dàng số nguyên tử, phân tử và khối lượng, thể tích (đối với chất khí) của các chất?
- GV yêu cầu HS nêu khối lượng của hạt proton, neutron, electron, của nguyên tử carbon, phân tử oxygen,… và suy nghĩ trả lời câu hỏi khởi động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Các em đã biết nguyên tử và phân tử là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ nên không thể dùng những dụng cụ thông thường để cân hay đo. Tuy nhiên, trong hóa học khi tìm hiểu về chúng cần phải đếm được (có bao nhiêu nguyên tử, phân tử ?) và cân được (mỗi nguyên tử, phân tử nặng bao nhiêu ?). Để giải quyết các vấn đề trên, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho những hạt vô cùng nhỏ này đó là mol. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn khái niệm mol, khối lượng mol của một chất, thể tích mol của chất khí và các công thức tính liên quan, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 5: Mol và tỉ khối của chất khí
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mol
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Trong toán học, người ta quy định : + 1 tá cam bằng bao nhiêu quả cam? (12 quả cam) + 1 chục quả cam bằng bao nhiêu quả cam? (10 quả cam) + Mất bao lâu để đếm được số hạt gạo có trong một túi gạo? (rất nhiều thời gian) - GV: Việc đếm chính xác số nguyên tử hay phân tử trong một lượng chất gần như không thể thực hiện được. Để đại diện cho một số lượng lớn các nguyên tử hay phân tử, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm mol. Cũng giống như 12 và 10 là số lượng quy định chục và tá, định nghĩa mol cũng được dựa trên cơ sở đó. - GV đưa ra định nghĩa về mol: Mol là lượng chất có chứa 6,022.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. - GV giải thích số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro, kí hiệu N. - GV yêu cầu HS quan sát hình 5.1 để hình dung rõ hơn về 1 mol nguyên tử. - GV cho HS đọc thêm thông tin phần mở rộng mục SGK trang 28. GV kết luận giá trị số Avogadro là vô cùng lớn, dùng để tính toán khối lượng hạt trong thế giới vi mô. - GV yêu cầu HS trả lời CH1 SGK trang 27 : 1. Tại sao không thể đếm được chính xác số nguyên tử hay phân tử của một chất? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SGK, quan sát Hình 5.1, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 27. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 27. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về định nghĩa mol, chuyển sang nội dung mới. | 1. Mol - Mol là lượng chất có chứa 6,022.1023 nguyên tử hay phân tử của chất đó. - Số 6,022.1023 gọi là số Avogadro và được kí hiệu là N. Trả lời CH1 SGK trang 27: Việc đếm chính xác số nguyên tử hay phân tử của một chất gần như không thể thực hiện được vì nguyên tử và phân tử là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ nên không thể dùng những dụng cụ thông thường để cân hay đo.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Tìm hiểu khái niệm khối lượng mol - GV cho HS quan sát Hình 5.2, thảo luận trả lời CH2, 3 SGK trang 28: 2. Nếu xét cùng 1 mol thì khối lượng của C và Cu có giá trị là bao nhiêu gam? 3. Nếu các chất có cùng số mol thì có cùng khối lượng không? - GV giới thiệu khái niệm và đơn vị khối lượng mol của 1 chất: Khối lượng của 1 mol chất bất kì (chứa N nguyên tử hay phân tử) tính theo đơn vị gam gọi là khối lượng mol. Đơn vị: gam/mol - GV yêu cầu HS quan sát Bảng 5.1, trả lời CH4 SGK trang 28: 4. So sánh trị số của khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử với khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử tương ứng của các chất đã cho trong Bảng 5.1. - GV rút ra kết luận: Về mặt trị số, khối lượng mol của một chất bằng khối lượng nguyên tử (hoặc phân tử) chất đó. Ví dụ: Khối lượng mol nguyên tử Na là MNa = 23 g/mol Khối lượng mol phân tử HCl: MHCl = 36,5 g/mol * Chuyển đổi giữa số mol và khối lượng - GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu Ví dụ 1, 2 SGK trang 29 rồi rút ra công thức chuyển đổi giữa n (số mol), M (khối lượng mol) và m (khối lượng chất). - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm áp dụng hoàn thành bảng sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 5.2, Bảng 5.1, đọc hiểu Ví dụ 1, 2 SGK trang 29; thảo luận và trả lời CH2, 3, 4 SGK trang 28. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH2, 3, 4 SGK trang 28. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm khối lượng mol và công thức tính, chuyển sang nội dung mới. | 2. Khối lượng mol * Khái niệm khối lượng mol Trả lời CH2, 3 SGK trang 28: 2. Khối lượng 1 mol C = 12 g Khối lượng 1 mol Cu = 64 g 3. Các chất có cùng số mol khác nhau về khối lượng
Kết luận: Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 1 mol chất đó. Đơn vị khối lượng mol là gam/mol (hay gam.mol-1) Trả lời CH4 SGK trang 28: Khối lượng mol (g/mol) của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo.
Kết luận: Khối lượng mol nguyên tử hay khối lượng mol phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay khối lượng phân tử của chất đó
* Chuyển đổi giữa số mol và khối lượng Ví dụ 1, 2 (SGK trang 29) Kết luận: Gọi n là số mol chất (mol), M là khối lượng mol của chất (gam/mol) và m là khối lượng chất (gam), ta có công thức chuyển đổi sau: m = n M Áp dụng: Hoàn thành bảng:
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu thể tích mol chất khí
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Tìm hiểu khái niệm thể tích mol chất khí - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 SGK, thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu nội dung về: + Khái niệm thể tích mol chất khí + Định luật Avogadro + Thể tích mol chất khí ở điều kiện chuẩn (1 bar, 25 oC) Quan sát 4 quả bóng bay Hình 5.3, thảo luận cặp đôi trả lời CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30: 5. Em có nhận xét gì về thể tích của 1 mol các chất khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất trong Hình 5.3. 6. Ở nhiệt độ 25 oC và áp suất là 1 bar, 1 mol chất khí bất kì có thể tích bằng bao nhiêu lít? 7. Làm thế nào để tính được thể tích các chất khí ở điều kiện chuẩn - GV đưa ra kết luận về khái niệm thể tích mol chất khí ở áp suất 1 bar và 25 oC - GV lưu ý HS: + Giá trị 1 bar = 105 Pa, xấp xỉ bằng áp suất khí quyển ở độ cao ngang mặt nước biển hoặc vùng đồng bằng nơi ta đang sống. + Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích mol của chất rắn hoặc chất lỏng là khác nhau. * Chuyển đổi giữa số mol và thể tích - GV yêu cầu HS nghiên cứu Ví dụ 3, 4 và rút ra công thức chuyển đổi giữa n (số mol) và V (thể tích) của chất khí ở đkc - GV chốt lại công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK quan sát Hình 5.3, đọc hiểu Ví dụ 3, 4 SGK trang 30, thảo luận và trả lời CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thể tích mol của chất khí, chuyển sang nội dung mới. | 3. Thể tích mol chất khí * Khái niệm thể tích mol chất khí
Trả lời CH5, 6, 7 SGK trang 29 – 30: 5. Thể tích của 1 mol các chất khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất trong Hình 5.3 bằng nhau. 6. Ở nhiệt độ 25 oC và áp suất là 1 bar, 1 mol chất khí bất kì có thể tích bằng 24,79 lít 7. Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), n mol chất khí bất kì đều chiếm thể tích là V = 24,79.n (lít)
Kết luận: Thể tích mol chất khí là thể tích của 1 mol chất khí đó. Ở đkc (25 oC và 1 bar), thể tích mol của các chất khí đều bằng nhau và bằng 24,79 lít.
* Chuyển đổi giữa số mol và thể tích Ví dụ 3, 4 (SGK trang 30) Kết luận: Gọi n là số mol chất khí (mol), V là thể tích của chất khí ở đkc (lít), ta có công thức chuyển đổi sau: V = n 24,79 n =
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tỉ khối của chất khí
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, tìm hiểu nội dung mục 4 và trả lời CH8 SGK trang 30: 8. Bằng cách nào ta có thể biết được tỉ khối khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? - GV đưa ra kết luận về khái niệm tỉ khối của chất khí A đối với khí B và công thức tính. - GV yêu cầu HS áp dụng công thức tính tỉ khối của chất khí: So sánh khí methane (CH4) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SGK và trả lời CH8 SGK trang 30. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi CH8 SGK trang 30. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm tỉ khối mol của chất khí và công thức. | 4. Tỉ khối của chất khí Trả lời CH8 SGK trang 30: Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng của hai thể tích khí bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, theo định luật Avogadro: dA/B = = = Trong đó: dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B mA và mB là khối lượng của khí A và khí B đo cùng thể tích nA và nB là số mol của khí A và khí B MA và MB là khối lượng mol của khí A và khí B (gam/mol) Kết luận: Tỉ khối của chất khí A đối với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B. dA/B = Áp dụng: So sánh khí methane (CH4) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Tỉ khối của methane so với không khí là: Vậy methane nhẹ bằng 0,552 lần không khí. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Số Avogadro và kí hiệu là
Câu 2. Khối lượng mol chất là
Câu 3. 1 mol chất khí ở điều kiện chuẩn có thể tích là
Câu 4. Thể tích mol là
Câu 5. Thể tích ở đktc của 2,25 mol O2 là
Câu 6: Số mol của H2 ở đktc biết V = 5,6 l là
Câu 7. Số mol của kali biết có 6,022.1023 nguyên tử kali
Câu 8. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần
Câu 9. Có thể thu khí N2 bằng cách nào?
Câu 10. Trong các khí sau, số khí nhẹ hơn không khí là: CO2, H2O, N2, SO2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1. A | 2. D | 3. C | 4. C | 5. D | 6. D | 7. A | 8. A | 9. B | 10. C |
Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi vận dụng 1, 2 SGK trang 30, 31:
Nếu buông tay ra thì 2 quả bóng có bay lên được không? Vì sao? Biết không khí có khối lượng mol trung bình là 29 gam/mol.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
+ Xét 6,2 lít khí SO2:
= 0,25 (mol) 0,25 = 16 gam
+ Ta có:
1 gam SO2 có thể bảo quản được 1 kg trái vải sấy khô
16 gam SO2 có thể bảo quản được 16 kg trái vải sấy khô
Ta có:
Vậy nếu buông tay ra thì chỉ có quả bóng được bơm đầy khí helium bay lên được vì khí helium nhẹ hơn không khí, khí carbon dioxide nặng hơn không khí.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành các luyện tập SGK trang 28 – 31.
- Làm bài tập trong SBT KHTN 8.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 6: Tính theo phương trình hóa học
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: