Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
ĐINH THỊ KIM THOA - VŨ PHƯƠNG LIÊN (đồng Chủ biên)
TRẦN BẢO NGỌC - MAI THỊ PHƯƠNG
ĐỒNG VĂN TOÀN - HUỲNH MỘNG TUYỀN
Danh sách bài:
Lời nói đầu
Chủ đề 1: Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân
Chủ đề 2: Thể hiện trách nhiệm của bản thân
Chủ đề 3: Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ
Chủ đề 4: Kinh doanh và tiết kiệm
Chủ đề 5: Bảo tồn cảnh quan và phát triển cộng đồng.
Chủ đề 6: Đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro
Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.
Chủ đề 8: Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp và định hướng học tập, rèn luyện
Giải thích từ ngữ
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được một số nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
- Biết tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Chủ động trong học tập ; biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
- Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
- Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu một số nét tính cách cá nhân.
- Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân.
- Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm 8 (bản 2).
- Chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
- Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Hoạt động trải nghiệm 8 (bản 2).
- Giấy trắng, bút màu.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Sưu tầm những ví dụ, câu chuyện cho thấy sự kiên trì, chăm chỉ từ các mối quan hệ xung quanh và từ thế giới tự nhiên, thế giới động vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GVCN phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức diễn đàn về chủ đề tự rèn luyện phẩm chất tốt đẹp, phát huy điểm mạnh của bản thân;
- GVCN phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức hoạt động chia sẻ về những tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập và cuộc sống;
- Đoàn, Đội phối hợp GVCN tổ chức hoạt động trao đổi về phương pháp học tập hiệu quả;
- Đoàn, Đội tổ chức cuộc thi đố vui tìm hiểu về tính cách yêu thích của người HS.
- GVCN tổ chức các hoạt động liên quan đến hành chính sư phạm lớp học: sơ kết tuần, đánh giá thi đua, kế hoạch hoạt động tiếp theo của lớp,...
- Gợi ý tổ chức hoạt động giáo dục:
+ Tổ chức cho HS thảo luận để xây dựng nội quy lớp học;
+ Tổ chức cho HS trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về những việc làm giúp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống;
+ Tổ chức cho HS lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ trường lớp trong từng học kì.
+ Tạo điều kiện để HS trong lớp kết hợp và tạo thành các cặp/ nhóm học tập hay nhóm lao động để hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện những việc làm rèn luyện nét tính cách yêu thích của bản thân.
- GV nhận xét và định hướng rèn luyện cho HS.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu về Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 8.
- GV giới thiệu về chủ đề.
c. Sản phẩm:
- HS chơi trò chơi khởi động.
- HS lắng nghe, tiếp thu, hiểu về chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 8 và nội dung chủ đề 1.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Con thỏ ăn cỏ.
- GV chọn một người đóng vai trò là quản trò. Quản trò có nhiệm vụ đưa ra lời dẫn để tất cả những người chơi khác cùng thực hiện, cũng như là người quan sát, giám sát trò chơi.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi : Quản trò lần lượt hô và làm lần lượt các khẩu hiệu sau, người chơi lặp lại khẩu hiệu và động tác:
+ Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
+ Người chơi: lặp lại theo lời lời và hành động của quản trò, nói “Con thỏ”
+ Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”
+ Người chơi: làm theo và nói “Ăn cỏ”
+ Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
+ Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
+ Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “Chui vào hang”.
+ Người chơi: làm theo và nói “ Chui vào hang”.
- GV lưu ý:
+ Người chơi phải làm theo đúng lời và hành động quản trò. Quản trò liên tục quan sát. Người chơi làm sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và sẽ bị phạt vào cuối trò chơi.
+ Quản trò làm dần dần nhanh, khẩu lệnh không theo thứ tự “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang” nữa.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS tích cực tham gia trò chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS vào trò chơi.
- GV giới thiệu về Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 8:
+ Là chương trình giáo dục định hướng các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết để trở nên tự tin và đạt thành công trong học tập, cuộc sống.
+ Bước vào lớp 8, các em tiếp tục thực hiện các hoạt động liên quan đến 8 chủ để khác nhau nhằm củng cố những điều đã học ở các lớp dưới và phát triển thêm các kĩ năng mới.
- GV giới thiệu tên chủ đề và tranh chủ đề Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân: Trong chủ đề 1, các em có thể khám phá nét tính cách của bản thân, rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, em sẽ có cơ hội vận dụng những cách phù hợp để rèn luyện nét tính cách yêu thích. Trong quá trình rèn luyện, hãy tìm sự hỗ trợ phù hợp nếu gặp khó khăn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số nét tính cách cá nhân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khám phá bản thân, gọi tên được một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực hay yêu thích và không yêu thích; ảnh hưởng các tính cách đó đến học tập và cuộc sống.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS học tập trên các nội dung:
- Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó.
- Chia sẻ một số nét tính cách của người bạn mà em yêu thích.
- Chỉ ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực của bản thân.
- Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ.
- Trao đổi cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân.
- Chia sẻ kết quả khắc phục nét tính cách chưa tích cực.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nét tính cách cá nhân và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Gọi tên nét tính cách tích cực và chưa tích cực. - GV ghi lại những nét tính cách thành 2 nhóm: tích cực và chưa tích cực. - GV chia HS cả lớp thành các nhóm và giao mỗi nhóm 1 nét tích cực, 1 nét chưa tích cực. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung: Những biểu hiện về hành vi và lời nói thường thấy ở nét tính cách tích cực/ chưa tích cực và viết kết quả vào bảng hoạt động nhóm.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm thảo và viết kết quả vào bảng hoạt động nhóm. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV yêu cầu các nhóm treo kết quả hoạt động nhóm lên bảng và mời đại diện một số nhóm lên chia sẻ. - GV yêu cầu HS quan sát các bảng kết quả và xem hành vi nào có mặt ở mỗi nét tính cách, rút ra kết luận. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nét tính cách tích cực sẽ mang lại lại kết quả tích cực. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ một số nét tính cách của người bạn mà em yêu thích Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời một số HS chia sẻ về người bạn mà mình yêu quý và những nét tính cách của bạn. - GV trao đổi với HS về những tính cách đã kể ra của bạn: ưu điểm, nhược điểm,... - GV có thể mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu “Yêu nhau yêu cả đường đi...” có đúng khi ta nhìn nhận về người bạn mà mình yêu quý không? - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: + Chia sẻ với các bạn trong nhóm tính cách yêu thích nhất và không yêu thích của bản thân. + Chia sẻ ảnh hưởng của những tính cách đó đến học tập và cuộc sống của mình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và trao đổi về những tính cách của người bạn mà em yêu thích, ảnh hưởng tính cách của bản thân đến học tập và cuộc sống. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp một số nét tính cách của người bạn mà em yêu thích. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3: Chỉ ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mở SBT Hoạt động trải nghiệm 8 tr.4, chia sẻ nội dung mình đã làm với các bạn trong nhóm.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn nét tính cách ở bạn đã ảnh hưởng lớn đến bản thân mình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoàn thành bài tập SBT tr.4 và chia sẻ với các bạn trong nhóm. - HS tìm hiểu và lựa chọn nét tính cách ở bạn ảnh hưởng lớn đến bản thân. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 4: Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và mối quan hệ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ. - GV cho HS lựa chọn nét tính cách ở bạn đã ảnh hưởng lớn đến bản thân mình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi theo nhóm. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 5: Trao đổi cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn một nét tính cách muốn điều chỉnh và đưa ra cách rèn luyện để khắc phục nét tính cách ấy. - GV hướng dẫn HS dựa vào gợi ý bảng SHS tr.8. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, thảo luận và viết kết quả hoạt động vào bảng nhóm. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp về cách mà bản thân đã rèn luyện trong thực tế và cách điều chỉnh để khắc phục nét tính cách đó. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 6: Chia sẻ kết quả khắc phục nét tính cách chưa tích cực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời HS cả lớp trình bày về kết quả khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và trả lời. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp về kết quả khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu một số nét tính cách cá nhân 1.1. Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó. - Một số biểu hiện về hành vi và lời nói thường thấy ở nét tính cách tích cực: + Tính cách vui vẻ thể hiện ở sự hay cười, cởi mở, hài hước. + Tính cách chăm chỉ thể hiện ở sự nỗ lực, là cố gắng hoàn thành một việc gì đó mà không đợi ai nhắc nhở, thúc giục. + Tính cách dịu dàng thể hiện ở lòng tốt, sự kính trọng và sự thân thiện với mọi người. + Tính cách tự tin thể hiện ở sự tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của chính mình. + Tính cách lạc quan thể hiện ở suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống. +.... - Một số biểu hiện về hành vi và lời nói thường thấy ở nét tính cách chưa tích cực: + Tích cách nóng tính thể hiện ở sự nóng nảy, không điềm tĩnh, khó kiềm chế được trong lời nói và hành động với mọi người. + Tính cách nhát gan thể hiện ở sự thiếu can đảm, sợ sệt những việc có liên quan đến bản thân. + Tính cách lười biếng thể hiện ở việc lười làm, lười suy nghĩ, lười vận động, không nhiệt tình. + Tính cách khờ khạo thể hiện ở suy nghĩ, hành động ngờ nghệch, ngu ngơ với mọi việc xung quanh. + Tính cách bi quan thể hiện ở việc bản thân không tin tưởng, mất niềm tin vào một người hay một vấn đề nào đó trong cuộc sống. +....
1.2. Chia sẻ một số nét tính cách của người bạn mà em yêu thích Tính cách tích cực của người bạn em yêu thích: tự tin, chăm chỉ, vui vẻ, hòa đồng,...
1. 3. Một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực của bản thân
1.4. Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và mối quan hệ - Chu đáo với mọi người mang lại cho em sự yêu thương và những tình bạn tốt đẹp. - Tính cẩn thận giúp em luôn thực hiện công việc chỉn chu và được thầy, cô tin tưởng khi giao nhiệm vụ.
- Tính ích kỉ khiến em luôn bị mọi người xa lánh. - Việc thiếu ý chí đã cản trở em hoàn thành công việc có tính thử thách.
1.5. Trao đổi cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân
1.6. Chia sẻ kết quả khắc phục nét tính cách chưa tích cực Ví dụ: Cách để khắc phục nét tính cách chưa tích cực – nóng giận: - Tránh suy nghĩ tích cực. - Học cách đối mặt với khó khăn. - Giữ được bình tĩnh trong tình huống. - .....
|
Hoạt động 2. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực để có những mối quan hệ tốt đẹp, công việc thuận lợi; đặc biệt là làm cho bản thân hạnh phúc hơn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS học tập trên các nội dung:
- Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong các tình huống.
- Chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong các tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ) và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1, 2: Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:
+ Nhóm 3, 4: Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:
+ GV hướng dẫn HS thảo luận thêm về cách ứng xử đúng mà nhân vật nên làm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, kể thêm một số tình huống khác nhau trong cuộc sống khiến cảm xúc của bản thân thay đổi. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân 2.1. Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhận vật trong các tình huống - Tình huống 1: Q cáu giận nhưng Q tự nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh, nghĩ đến những việc tích cực mà bạn đã làm cho mình. - Tình huống 2: T đang nói chuyện vui vẻ với bạn thì trở ưu tư vì thương cậu bé bên đường.
2.2. Chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc Thế giới cảm xúc con người rất thú vị và phức tạp. Cảm xúc luôn thay đổi do sự thay đổi của môi trường và bản thân. Nhận diện sự thay đổi của cảm xúc là bước đầu giúp chúng ta hiểu bản thân để có thể điều chỉnh.
|
Hoạt động 3. Điều chỉnh theo hướng tích cực
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực để có mối quan hệ tốt đẹp, công việc thuận lợi, đặc biệt là làm cho bản thân hạnh phúc hơn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS học tập trên các nội dung:
- Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
- Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ với các bạn trong nhóm về cách mà mỗi cá nhân thường sử dụng để giải tỏa. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo 2 giải pháp: + Giải tỏa cảm xúc tiêu cực. + Tạo cảm xúc tích cực. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, chia sẻ trong nhóm về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo 2 giải pháp: giải tỏa cảm xúc tiêu cực và tạo cảm xúc tích cực. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Đọc tình huống 1 SHS tr.10, xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong tình huống.
+ Nhóm 2: Đọc tình huống 2 SHS tr.10, xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong tình huống.
+ Nhóm 3: Đọc tình huống 3 SHS tr.10, xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong tình huống.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện vụ học tập - HS thảo luận tình huống của nhóm mình, xây dựng kịch bản, đóng vai đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm đóng vai trước lớp và đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp. - GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, nhận xét cách điều chỉnh cảm xúc của nhóm bạn, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực và tư vấn cho bạn cách điều chỉnh thành công Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, chia sẻ các tình huống mà mình đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. - GV tổ chức cho HS đóng vai tư vấn cho các bạn trong nhóm về cách điều chỉnh cảm xúc trong một số tình huống phức tạp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm về những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực và tư vấn cho bạn. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực và tư vấn cho bạn. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Điều chỉnh theo hướng tích cực 3.1. Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân - Giải tỏa cảm xúc: + Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều. + Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực. + Tâm sự, chia sẻ với người đáng tin cậy. + Nghe, đọc những câu chuyện truyền cảm hứng; nghe nhạc; viết nhật kí;.... + Tập thể dục cường độ vừa phải. + Dành thời gian nghỉ ngơi. + .... - Tạo cảm xúc tích cực: + Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với nhóm bạn. + Tham gia hoạt động thể dục, thể thao. + Tạo niềm vui cho mình và mọi người. + Làm những việc theo sở thích. + Dành thời gian để nói chuyện với những người có suy nghĩ tích cực. + Xác định các mặt tiêu cực của bản thân và cố gắng điều chỉnh. + Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. + .... 2.2. Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống. - Tình huống 1: + H đã có suy nghĩ chưa đúng về sự quan tâm của bố mẹ khi cho rằng bố mẹ can thiệp sâu vào chuyện riêng của mình và không hiểu mình. + Đây là đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, khi bố mẹ thiếu dân chủ một chút là H sẽ thu mình và ít tâm sự. - Tình huống 2: + Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này là đánh giá cao tình bạn. Tình bạn thật sự quan trọng đối với lứa tuổi các em, khi có vấn đề “nói xấu” thì rất khó chấp nhận và mâu thuẫn có thể nảy sinh, đôi lúc cũng có thể dẫn đến ấu đả. + Cần tự kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực; tìm hiểu đầy đủ câu chuyện trước khi thể hiện thái độ. - Tình huống 3: + Đặc điểm tâm lí lứa tuổi vị thành niên của M là thường buồn vui vô cớ; dễ buồn, dễ vui, dễ cáu,... + Cần quan sát bản thân, quyết tâm tránh những cảm xúc tiêu cực kéo dài; ra ngoài và tham gia các hoạt động khác nhau để xây dựng cảm xúc tích cực.
3.3. Chia sẻ về những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực và tư vấn cho bạn cách điều chỉnh thành công Ví dụ: Trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, vì phải nằm viện điều trị và không đến lớp học được, nên kết quả học tập của em có phần giảm xuống. Tuy nhiên, em đã tự động viên mình phải cố gắng học tập hơn bằng việc nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. Thời gian ở nhà, em ôn tập kiến thức đã học và tự bổ sung một số kiến thức nâng cao. Nhờ đó, việc học tập của em đã được cải thiện rõ rệt. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách tìm kiếm và không ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ khi không tự mình giải quyết được khó khăn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS học tập trên các nội dung sau:
- Chia sẻ những khó khăn trong giải quyết vấn đề mà em gặp phải và cách em đã xử lí.
- Trao đổi về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp những khó khăn mà em không tự giải quyết được.
- Đóng vai nhân vật ở các tình huống để tìm kiếm người hỗ trợ phù hợp.
c. Sản phẩm: HS nêu được cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những khó khăn trong giải quyết vấn đề mà em gặp phải và cách em đã xử lí.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS viết về những loại khó khăn mà các em khó có thể tự giải quyết ra giấy rồi lên bảng phân loại các loại khó khăn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Trong quan hệ với bạn bè: dễ nổi nóng khi tranh luận,…
+ Trong quan hệ với thầy cô: không dám hỏi thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập,…
+ Trong quan hệ với bố mẹ: chưa biết cách chia sẻ với bố mẹ,…
+ Trong học tập: chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả,…
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết và nhận xét những khó khăn của HS.
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp những khó khăn mà em không tự giải quyết được.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS:
+ Điền bảng khảo sát xem HS thường xuyên tìm kiếm sự hỗ trợ từ ai và với loại khó khăn gì.
Bảng gợi ý:
Người hỗ trợ
Loại khó khăn |
Bạn có uy tín |
Người thân |
Giáo viên |
Nhà tư vấn tâm lí |
Quan hệ bạn bè | A |
| B |
|
Quan hệ với thầy cô |
| B |
| B |
Quan hệ với cha mẹ |
|
|
| C |
Trong học tập |
|
| A |
|
A. Thường xuyên
B. Thi thoảng
C. Không bao giờ
+ Thảo luận về cách chia sẻ khi gặp khó khăn và những lưu ý cần thiết khi xin hỗ trợ từ ai đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết và nhận xét hoạt động
Nhiệm vụ 3: Đóng vai nhân vật ở các tình huống để tìm kiếm người hỗ trợ phù hợp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp ra làm 6 nhóm, 2 nhóm phụ trách 1 tình huống (ví dụ: nhóm 1 và 2 thảo luận tình huống 1), yêu cầu các nhóm thảo luận về cách giải quyết vấn đề và ai sẽ là người hỗ trợ thì hiệu quả nhất cho các nhân vật trong mỗi tình huống. Sau đó, các nhóm đóng vai.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời các nhóm trình bày kết quả của từng tình huống
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung cách xử lí nếu cần.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 5: Đánh giá kết quả trải nghiệm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đánh giá về kết quả đạt được của mình sau chủ đề và đánh giá về sự tiến bộ của bạn mình cùng những mong đợi.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS học tập trên các nội dung sau:
- HS tự đánh giá
- Đánh giá đồng đẳng
- Khảo sát kết quả tự đánh giá của HS
c. Sản phẩm: HS đánh giá được kết quả đạt được của mình và của bạn mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tự đánh giá
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS xem lại các nội dung tự đánh giá được thực hiện ở nhà trong SBT và điều chỉnh nếu thấy cần thiết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện tự đánh giá.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS báo cáo kết quả.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết và nhận xét những khó khăn của HS.
Nhiệm vụ 2: Đánh giá đồng đẳng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến của mình về kết quả hoạt động của các bạn; cá nhân có thể phản hồi ý kiến của bạn nếu chưa đồng ý.
- GV yêu cầu HS viết vào SBT những ý kiến của nhóm dành cho mình (trong phần đánh giá đồng đẳng)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đưa ra ý kiến của mình về kết quả hoạt động của bạn.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS báo cáo kết quả:
+ Những điểm tiến bộ của bạn so với mục tiêu chủ đề đưa ra:
º Về tính cách;
º Về quản lí cảm xúc;
º Về tìm kiếm sự hỗ trợ;
º …
+ Những điều em mong đợi bạn tiến bộ hơn:
º Mong bạn bớt nóng tính, biết kiềm chế cảm xúc cáu giận hơn;
º …
- GV mời đại diện cá nhân HS phản hồi ý kiến (nếu chưa đồng ý).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết và nhận xét hoạt động.
Nhiệm vụ 3: Khảo sát kết quả tự đánh giá của HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đọc từng nội dung trong bảng và yêu cầu cả lớp giơ tay theo mức độ phù hợp
Mức 1 TỐT | Mức 2 ĐẠT | Mức 3 CHƯA ĐẠT |
Nội dung
1. Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
2. Nêu được cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân
3. Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân
4. Điều chỉnh được cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực
5. Tìm được sự hỗ trợ từ những người xung quanh khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV đọc nội dung, giơ tay ở các mức độ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nội dung nào có điều bất thường, GV dừng lại để hỏi lí do.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét chung về mức độ đạt được mục tiêu của cả lớp
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Viết những nhận xét chung và nhận xét riêng dành cho mình (nếu có) vào SBT.
- Đọc và tìm hiểu trước Chủ đề 2: Thể hiện trách nhiệm của bản thân
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: