Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

- Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực hoạt động trải nghiệm:

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hiểu biết về bản thân và môi trường sống, biết điều chỉnh bản thân để đáp ứng sự thay đổi.

+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thể hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.

+ Năng lực định hướng về nghề nghiệp: Hiểu biết về nghề nghiệp, đưa ra quyết định và lập kế hoạch học tập.

  1. Phẩm chất : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên

- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề

- Các bài hát, trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS

- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong sgk, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7

- Thẻ màu để thực hiện khảo sát ở nhiệm vụ 3sgk

- Thực hiện nhiệm vụ trong sgk, sbt trước khi đến lớp

- Thực hiện những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả 

GIÁO ÁN HDTN 6 CTST SOẠN CHI TIẾT:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 1

  • NV1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống
  • NV2. Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc hình thành thói quen tốt đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.

b. Nội dung: GV tổ chức chơi trò chơi, giới thiệu chủ đề.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các thói quen hằng ngày của học sinh. Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thói quen thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi, hào hứng xung phong tham gia.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc phần định hướng nội dung, kết hợp với quan sát tranh chủ đề thảo luận và chỉ ra ý nghĩa của thông điệp trong chủ đề? 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời.

- GV nhận xét, giảng giải: Cuộc sống của bạn có trở nên khoa học, thuận lợi hay không một phần là do thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Bạn được yêu mến, tôn trọng hay không là do thói quen ứng xử. Như vậy, thói quen có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi người. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng học cách rèn luyện thói quen tốt giúp phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói quen chưa tốt để khắc phục.

CÁC GIÁO ÁN HDTN 7 CTST KHÁC:

Giáo án Powerpoint hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo (cả năm)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận, chia sẻ và trình bày trước lớp.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về điểm mạnh, điểm hạn chế của mỗi cá nhân trong học tập và cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và chia sẻ với các thành viên trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, kết luận.

 

 

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về điểm mạnh mà mình tự hào nhất, điểm hạn chế mà mình mong muốn khắc phục nhất và chia sẻ lí do.

- Tiếp theo, GV dán 2 tờ giấy A0 lên bảng và gọi lần lượt HS lên ghi điểm mạnh đáng tự hào và điểm hạn chế cần khắc phục của mỗi cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS bắt cặp, thảo luận và chia sẻ với nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS lên bảng ghi vào giấy 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện

GV tổng hợp kết quả và nhận xét hoạt động.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý trong SGK trang 9, sau đó chia sẻ trong nhóm về những điểm mạnh, điểm hạn chế và cách rèn luyện của mỗi cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, chia sẻ với các thành viên trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét và tổng kết hoạt động, khuyến khích HS nhìn ra những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân để từ đó có cách rèn luyện phù hợp.

I. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống

1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân

- Điểm mạnh:

●        Biết giải quyết vấn đề

●        Kiên trì, không bỏ cuộc

●        Tính kỷ luật cao

●        Biết công nghệ thông tin…

- Điểm yếu:

●        Dễ nổi nóng, nổi cáu

●        Ngại giao tiếp

●        Không tự tin trước đám đông…

=> Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, vì thế chúng ta phải luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân.

 

2. Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục

Gợi ý :

- Mình tự hào về khả năng thuyết trình của mình trước đám đông.

- Mình mong muốn khắc phục thói quen ngủ dậy muộn

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế

Gợi ý:

- Điểm mạnh của em là học tốt môn tiếng anh. Em quyết định phát huy điểm mạnh bằng cách:

+ Tìm và học thêm nhiều từ vựng

+ Luyện cách nghe, cách đọc tiếng anh lưu loát.

+ Xem phim, hoặc giao tiếp người nước ngoài…

- Điểm hạn chế của em là bỏ bữa sáng, em khắc phục hạn chế đó bằng cách:

+ Ghi vào giấy nhớ, dán vào vị trí nơi em thấy hàng ngày.

+ Lập ra những món tốt cho bữa sáng mà mình yêu thích.

 

CÁC TÀI LIỆU HDTN 8 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 2: Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, có ý thức chú ý tới sự thay đổi trạng thái của bản thân để có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra cách kiểm soát cảm xúc trong từng tình huống sau:

+ TH1. Nghe bạn thân nói không đúng về mình

+ TH2. Bị bố mẹ mắng nặng lời

+ TH3. Bị các bạn trong nhóm phản bác ý kiến khi đang tranh luận.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, đóng vai, thảo luận và xử lí cách kiểm soát cảm xúc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thực hành trước lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cùng HS phân tích cách các bạn trong từng nhóm đã kiểm soát cảm xúc, sau đó nhận xét và kết luận.

 

Nhiệm vụ 2. Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi về các biện pháp kiểm soát cảm xúc và cách sử dụng.

- GV dẫn dắt và tổ chức cho HS cả lớp thực hành hít thở đều và tập trung vào hơi thở trên nền nhạc không lời với âm lượng nhỏ.

(https://www.nhaccuatui.com/playlist/nhung-ban-nhac-khong-loi-nhe-nhang-sau-lang-va.St7krpsa8imm.html?st=9)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, đóng vai, thảo luận và xử lý cách kiểm soát cảm xúc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thực hành trước lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

II. Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em

1. Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc

- TH1. Không nóng nảy, điềm tĩnh, hỏi bạn từ đâu bạn có thông tin đó, điều chỉnh lại thông tin và mong bạn cần xác định rõ thông tin trước khi nói để tránh hiểu lầm.

- TH2. Cố gắng tĩnh tâm, không quá tập trung vào nỗi đau, mà hãy tìm lý do tại sao mình bị mắng, học cách chấp nhận lỗi sai và biết ơn lời la mắng đó để giúp mình tốt hơn.

- TH3. Ý kiến đó có thể đúng hoặc sai. Do đó, khi tranh luận bị phản bác ý kiến ta cần bình tĩnh, không cáu gắt, khó chịu mà cần tìm chứng cứ, lí lẽ để trình bày thuyết phục các bạn (nếu đó thực sự là ý kiến đúng).

 

 

 

2. Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc

- Hít thở đều và tập trung vào hơi thở

- Lấy một cốc nước uống từng ngụm nhỏ

- Đếm 1, 2, 3… và tập trung vào việc đếm.

- Suy nghĩ về những điều tích cực

- Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà:

+ NV1. Về nhà cùng trao đổi với bố mẹ, người thân, tìm ra điểm yếu mạnh và điểm hạn chế của bản thân để phát huy và khắc phục.

+ NV2. Học cách kiềm chế cảm xúc ở trường lớp, ở nhà, nơi công cộng...

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện vào tiết học sau.

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS, kết thúc tiết học.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

 

Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

BỘ GIÁO ÁN WORD BIÊN SOẠN:

  • Đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

THỜI ĐIỂM GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 700k - Đặt bây giờ: 500k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1300k  - Đặt bây giờ: 1000k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (450k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hướng nghiệp 7, giáo án HĐTN 7 chân trời, giáo án lớp 7 CTST, giáo án chân trời hướng nghiệp 7

Giáo án lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay