Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT
VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 6: VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SỐ
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngày càng có nhiều sự việc đau lòng liên quan đến việc sử dụng mạng. Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến những sự việc đáng tiếc đó?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Nguyên nhân của những sự việc đáng tiếc liên quan đến việc sử dụng mạng là do bị bắt nạt trên mạng xã hội, nghiện game, nghiện internet,…
- GV dẫn dắt vào bài học: Ngày nay, internet đã trở thành phương tiện giao tiếp thông dụng. Thư điện tử, tin nhắn, điện thoại (voice call hoặc video call), diễn đàn, mạng xã hội,…là những cách thức trao đổi thông tin phổ biến trên mạng. Giao tiếp qua mạng mang lại rất nhiều lợi ích như thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, chi phí thấp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hạn chế. Vậy làm thế nào để tận dụng những lợi ích và phòng tránh rủi ro, hạn chế khi giao tiếp qua mạng? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số.
Hoạt động 1: Giao tiếp qua mạng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục Giao tiếp qua mạng, quan sát Hình 1 SGK tr 28 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết giao tiếp qua mạng có đặc điểm gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục Giao tiếp qua mạng, quan sát Hình 2 SGK tr 28, 29 và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu những điều cần lưu ý khi thực hiện giao tiếp qua mạng. + Lấy ví dụ cụ thể. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi làm bài tập 1, 2 SGK tr.29: + Bài tập 1: Theo em, khi giao tiếp qua mạng, nên hay không nên thực hiện những nhiệm vụ nào dưới đây A. Sử dụng họ, tên thật của bản thân. B. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ. C. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân. D. Chia sẻ những thông tin từ nguồn chính thống, tích cực. E. A dua theo đám đông khi nhận xét. G. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt. H. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản. I. Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa được phép. K. Nói tục, chửi bậy, kì thị, phỉ báng, xúc phạm người khác. L. Thể hiện lịch sự, văn minh, lễ phép, thân thiện. + Bài tập 2: Khi bị bắt nạt trên mạng, em sẽ làm gì? A. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết. B. Nhờ bạn bè giúp đe dọa lại người bắt nạt mình. C. Xúc phạm người bắt nạt mình. D. Âm thầm chịu đựng. - GV chốt lại nội dung: + Cần thể hiện là người có văn hóa, lịch sự khi giao tiếp qua mạng xã hội. + Nhờ sự giúp đỡ của người lớn đáng tin cậy, cơ quan chức năng khi bị bắt nạt qua mạng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Giao tiếp qua mạng - Đặc điểm của giao tiếp qua mạng: + Không thể biết tất cả những người đang trao đổi thông tin với mình và ngược lại. + Các mối quan hệ trên mạng thường có phạm vi rộng, đa dạng, phức tạp và khó kiểm soát hơn. + Cộng đồng trực tuyến có nhiều đối tượng, thành phần với sự đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán, quan điểm, lứa tuổi. - Để tạo thói quen giao tiếp qua mạng một cách an toàn, lành mạnh, ứng xử lịch sử, cần lưu ý thực hiện một số điều cụ thể. (đính kèm bảng phía dưới hoạt động). - Bài tập 1: + Khi giao tiếp qua mạng, nên thực hiện nhiệm vụ: A, B, C, D, H, L. + Khi giao tiếp qua mạng, không nên thực hiện nhiệm vụ: E, G, I, K. - Bài tập 2: Đáp án A.
|
Một số điều cần lưu ý khi giao tiếp qua mạng
Lưu ý | Ví dụ |
Tìm hiểu và tuân thủ các quy định khi đăng kí, sử dụng kênh trao đổi thông tin trên internet.
| - Người tham gia mạng xã hội Facebook phải từ 13 tuổi trở lên. - Độ tuổi tối thiểu để tự quản lý tài khoản Google là 13 tuổi. |
Thực hiện hành vi, ứng xử trên mạng phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
| - Khi giao tiếp, cần thể hiện sự tôn trọng, lễ phép, thân thiện. - Xin phép và cần có sự đồng ý trước khi chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác. - Trả lời tin nhắn, thư điện tử sớm nhất khi có thể. - Biết cách chọn bạn và quản lý danh sách bạn bè, không nên quá nhiều bạn khiến cho việc kiểm soát thông tin khó khăn. Trước khi kết bạn với những người mới, cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng. - Không nên dùng tiếng lóng, từ viết tắt hoặc ngôn ngữ pha tạp. |
Chấp hành các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin trên mạng.
| - Sử dụng mật khẩu mạnh và giữ bí mật mật khẩu. - Thoát khỏi tài khoản mạng xã hội khi dùng xong. - Không nhấp vào các đường link lạ. - Kiểm tra website cung cấp dịch vụ, tránh trường hợp một số trang web giả danh trên nền môi trường mạng nhằm chiếm lấy thông tin và quyền truy cập vào các dữ liệu quan trọng. - Không cài đặt phần mềm lạ, không rõ nguồn gốc. - Đọc kỹ các điều khoản trước khi sử dụng. - Sử dụng công cụ diệt virus uy tín. |
Cung cấp, chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm.
| - Mọi lời nhận xét, bình luận phải khách quan và tế nhị, tỏ thái độ, cảm xúc phù hợp. Không nói xấu, kéo bè cánh nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác. - Không đưa hình ảnh phù hợp lên mạng (mang tính khiêu dâm, bạo lực, ảnh selfie diễn ra ở những nơi không phù hợp như đám tang, tai nạn giao thông…). |
Khi gặp mâu thuẫn, xung đột, bị xúc phạm, đe dọa trên mạng, cần chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ, tư vấn từ người lớn hoặc các cơ quan chức năng. | - Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, không chịu đựng một mình, không được xúc phạm lại người bắt nạt mình. |
Hoạt động 2: Truy cập không hợp lệ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc tình huống SGK tr.30 và trả lời câu hỏi: Thanh được nghỉ học nên đã mượn vở của Long để chép bài. Thanh đọc được trong vở mật khẩu hộp thư điện tử của Long. Thanh sử dụng mật khẩu đó để mở và xem thư điện tử của Long. Em suy nghĩ gì về việc làm của Thanh. - GV hướng dẫn HS đọc mục Truy cập không hợp lệ SGK tr.30 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số ví dụ về truy cập không hợp lệ.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK tr.30: + Bài tập 1: Theo em, những việc làm nào dưới đây là truy cập không hợp lí? A. Thử gõ tên tài khoản, mật khẩu để mở tài khoản mạng xã hội của người khác. B. Tự tiện sử dụng điện thoại di động hay máy tính của người khác. C. Truy cập vào trang web có nội dung phản cảm, bạo lực. D. Kết nối vào mạng không dây của nhà trường cung cấp miễn phí cho học sinh. + Bài tập 2: Thông tin xấu có thể được phát tán qua những kênh thông tin nào? A. Thư điện tử. B. Mạng xã hội. C. Tin nhắn điện thoại. D. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. + Bài tập 3: Theo em, nên hay không nên làm những việc dưới đây? A. Xóa thư điện tử, tin nhắn, bài viết có nội dung xấu được gửi đến tài khoản của em. B. Không truy cập vào liên kết trong thư điện tử, tin nhắn có nội dung không phù hợp. C. Đóng ngay cửa sổ trình duyệt khi thấy trang web có nội dung không phù hợp. D. Gửi cho bạn bè địa chỉ trên web có thông tin không phù hợp em gặp trên mạng. E. Nhờ người hỗ trợ cài đặt chế độ chặn thư rác, tin rác, trang web không phù hợp với em. - GV chốt nội dung: + Truy cập hợp lí: · Truy cập vào một ứng dụng thông qua tài khoản của người khác, sử dụng thiết bị của người khác, kết nối vào mạng của người khác khi chưa được phép. · Truy cập vào các nguồn thông tin không phù hợp. + Khi gặp thông tin xấu, không phù hợp thì thực hiện xóa, chặn, không phát tán, chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Truy cập không hợp lệ - Việc làm của Thanh không đúng vì đó là sự truy cập không hợp lệ, truy cập và sử dụng tài khoản gmail của người khác. - Chúng ta không được truy cập vào các nguồn thông tin chi chưa được phép, không phù hợp với lứa tuổi. Một số ví dụ về truy cập không hợp lệ: + Truy cập vào nguồn thông tin trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử cá nhân, ngân hàng trực tuyến, nguồn thông tin, dữ liệu dành riêng cho những người trong cơ quan, tổ chức,…bằng tài khoản của người khác khi chưa được phép. + Truy cập vào kênh thông tin có nội dung xấu, có hại, không phù hợp với lứa tuổi (như phản động, bạo lực, mê tín dị đoan, phản cảm). + Sử dụng các thiết bị của người khác (điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính để bàn,..) khi chưa được phép. + Kết nối vào mạng (có dây hoặc không dây) khi không được phép. - Bài tập 1: Đáp án A, B, C. - Bài tập 2: Đáp án A, B, C. - Bài tập 3: + Việc nên làm: B, C, E. + Việc không nên làm: A, D. |
Hoạt động 3: Tác hại và cách phòng tránh nghiện internet
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Sử dụng dịch vụ trên mạng, đặc biệt là trò chơi trực tuyến, mạng xã hội, có thể dẫn đến nghiện internet. Em cần nhận biết được các biểu hiện, tác hại của bệnh nghiện internet để có ý thức phòng tránh. - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 4, Hình 5 SGK tr.31 và thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Nêu biểu hiện của bệnh nghiện internet. + Nhóm 2: Nêu tác hại của bệnh nghiện internet. + Nhóm 3: Nêu cách phòng tránh bệnh nghiện internet.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập: Thực hiện những điều nào dưới đây sẽ giúp em phòng tránh nghiện internet? A. Chỉ truy cập internet khi có mục đích rõ ràng. B. Tự giác tuân thủ quy định về thời gian sử dụng internet một cách hợp lí của bản thân. C. Không thức khuya, trốn học để lên mạng. D. Luyện tập thể thao, giao lưu lành mạnh với bạn bè. E. Thường xuyên chơi trò chơi trực tuyến, sử dụng mạng xã hội. - GV chốt lại nội dung: + Nghiện internet sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần, kết quả học tập và dễ dẫn đến những việc làm vi phạm đạo đức, pháp luật. + Biện pháp phòng tránh internet: chỉ truy cập internet khi cần thiết, tự giác quy định thời gian truy cập internet một cách hợp lí, tích cực tham gia hoạt động thể thao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 3. Tác hại và cách phòng tránh nghiện internet a. Biểu hiện - Mất quá nhiều thời gian cho việc truy cập internet. - Sử dụng máy tính, thiết bị thông minh mọi lúc, mọi nơi. - Bỏ học, thức khuya để lên mạng. - Khó chịu khi không được vào mạng. b. Tác hại - Thị lực, sức khỏe và kết quả học tập giảm sút. - Bị phụ thuộc vào thế giới ảo, thờ ơ, vô cảm với người xung quanh, dễ bị tự kỉ, trầm cảm. - Trốn học, nói dối, trộm cắp để có thời gian và tiền bạc cho việc sử dụng internet, tham gia trò chơi trực tuyến. - Ít vận động thể chất, ngại giao lưu, ngại trò chuyện với người xung quanh. c. Cách phòng tránh - Tự mình xác định rõ mục đích, thời điểm và thời lượng truy cập internet một cách hợp lí, tự giác và nghiệm túc thực hiện. - Chỉ truy cập internet để phục vụ việc học tập, giải trí lành mạnh. - Không để hình thành thói quen truy cập internet mọi lúc, mọi nơi, không có mục đích cụ thể, phụ thuộc vào internet. - Tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, vui chơi ngoài trời, giao lưu lành mạnh, trò chuyện với bạn bè, người thân. - Bài tập: Đáp án A, B, C, D. |
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.32.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1.
à Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy hoặc cơ quan chức năng.
à Tìm hiểu các quy định trước khi đăng kí.
à Không truy cập, chặn trang web có nội dung không phù hợp với lứa tuổi và khuyên bạn không nên xem những trang web đó.
Câu 2. Tình huống B.
Câu 3. Đáp án B.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.32.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1. Bạn được người thân tặng cho điện thoại thông minh. Để phòng tránh nghiện internet, em sẽ khuyên bạn:
- Không nên mất quá nhiều thời gian cho việc truy cập internet.
- Xác định rõ mục đích, thời điểm và thời lượng truy cập internet một cách hợp lí, tự giác và nghiệm túc thực hiện.
- Chỉ truy cập internet để phục vụ việc học tập, giải trí lành mạnh.
- Không để hình thành thói quen truy cập internet mọi lúc, mọi nơi, không có mục đích cụ thể, phụ thuộc vào internet.
Câu 2.
Võ Ngọc Trân bị lập tài khoản giả mạo lừa đảo tiền
Ngọc Trân đang là sinh viên năm thứ 2, chuyên ngành Ngoại giao Chính trị của Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM. Cô nổi tiếng trên mạng xã hội từ khi còn là học sinh trung học phổ thông nhờ nhan sắc nổi trội. Hiện Trân được biết tới là hot girl có lượng fans "khủng" thuộc top đầu trên mạng Instagram Việt Nam với gần 1 triệu người theo dõi.
Cách đây không lâu, cư dân mạng xôn xao chuyện có một tài khoản mạng xã hội giả danh Ngọc Trân để lừa đảo. Biết chuyện, hot girl này đã phải lên tiếng cảnh báo.
Cô nói: "Họ lấy hình ảnh của em lập tài khoản chơi đồng tiền ảo, rồi dụ dỗ biết bao nhiêu người tham gia, trong đó đa phần là các bạn trẻ. Nhiều người bị lừa tìm đến em đòi lí lẽ, em mới biết chuyện nên quyết định đăng bài viết để cảnh báo những người khác không gặp phải chuyện này. Họ lừa theo nhiều cách lắm. Thậm chí người ta còn mạo danh em đi lừa tình, lừa tiền người nước ngoài nữa".
Thời gian ấy, Ngọc Trân bị rất nhiều người không quen biết trên mạng xã hội tìm tới tố cáo, khiến cuộc sống của cô bị ảnh hưởng.
à Hành vi thể hiện sự ứng xử không phù hợp: bị người khác giả mạo tài khoản mạng xã hội để lừa đảo, làm cuộc sống của cô bị ảnh hưởng.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác