Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)

Tổng hợp bộ giáo án powerpoint công dân 7 sách chân trời sáng tạo. Giáo án được thiết kế đảm bảo đầy đủ về nội dung với hình thức đẹp mặt và hấp dẫn tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Hi vọng, bộ giáo án sẽ hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)

Xem video về mẫu Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)

BÀI 3: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC

KHỞI ĐỘNG

Trò chơi: Nhổ cà rốt

Câu 1: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua :

A : Lời nói

B : Ánh mắt

C : Nụ cười

D : Cả A, B, C

Câu 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ để:

Chọn đáp án sai:

A : Thương hại lẫn nhau

B : Hỗ trợ lẫn nhau

C : Thấu hiểu lẫn nhau

D : Giúp đỡ lẫn nhau

Câu 3: Em sẽ làm gì khi bạn bè của em ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác?

A : Năn nỉ bạn cảm thông, chia sẻ với họ

B : Góp ý với bạn

C : Nói xấu, chê bai bạn

  1. Mách với người thân của bạn.

Câu 4: Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, chúng ta cần:

A : theo dõi, quan sát, lắng nghe

B : Điều tra, lắng nghe

C : Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

D : Lắng nghe, tặng quà người khác.

Em hãy cùng hát và vỗ tay theo nhạc bài hát “Hổng dám đâu” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên.

Câu hỏi: Em rút ra được thông điệp gì liên quan đến việc học tập thông qua bài hát?

GIÁO ÁN CÔNG DÂN 6 CTST SOẠN CHI TIẾT:

NỘI DUNG

  1. Em hãy đọc câu chuyện Tam Nguyên Yên Đổ và trả lời câu hỏi
  • Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên được thể hiện như thế nào?
  • Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả gì cho nhà thơ Nguyễn Khuyến?
  • Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện nào?

- Biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Tập đọc mỗi ngày.

Đêm có trăng, đọc dưới ánh trăng.

Không trăng, đốt lá ở miếu đọc sách.

  1. Em hãy đọc câu chuyện Tam Nguyên Yên Đổ và trả lời câu hỏi

- Việc tự giác, tích cực giúp nhờ thơ Nguyễn Khuyến:

  • Năm 1864 đỗ đầu kì thi Hương.
  • Năm 1871 đỗ Hội Nguyên và đỗ Đình Nguyên.

=> Những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là luôn chủ động, nỗ lực hết mình, không đợi người khác nhắc nhở, không ngại khó khăn để hoàn thành mục tiêu học tập đặt ra.

  1. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi

HS đọc câu chuyện SGK trang 17 – 18 và trả lời câu hỏi:

  • Bức tranh nào thể hiện tính tự giác, tích cực học tập và chưa tự giác, tích cực học tập?
  • Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?

Bức tranh 1, 3 thể hiện không  tự giác, tích cực trong học tập.

Bức tranh 2, 4 thể hiện tự giác, tích cực trong học tập

- Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải luôn ý thức việc học tập của mình, tự chủ động học tập không cần người khác nhắc nhở...

- Biểu hiện tự giác, tích cực học tập:

  • Xác định đúng mục đích học tập
  • Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí
  • Quyết tâm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra...

- Biểu hiện không tự giác, tích cực học tập:

  • Mải chơi, không tập trung học tập.
  • Luôn bị người khắc nhắc nhở, phê bình.
  • Học tập đối phó...

CÁC GIÁO ÁN CÔNG DÂN 7 CTST KHÁC:

  1. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

TH1:       N là học sinh lớp 7C. Do kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ N phải làm nhiều công việc khác nhau và không thể dành nhiều thời gian cho N. Dù vậy, N luôn chủ động trong học tập, đặt mục tiêu cụ thể và quyết tâm thực hiện bằng sự cố gắng, nỗ lực cao. Kết quả là N luôn học tốt và được thầy, cô giáo khen ngợi.

TH2:       H thường tự giác trong học tập, nhất là khi làm việc nhóm. H cho rằng nhóm có nhiều người nên mình cũng phải tự giác, chủ động thực hiện nhiệm vụ. Không những thế, H còn xây dựng kế hoạch cải thiện khả năng thuyết trình của mình một cách chủ động, đầy quyết tâ.

TH3:       Từ khi được bố mẹ mua cho điện thoại thông minh, T có biểu hiện sa sút trong học tập. Mỗi buổi tối, thay vì ngồi vào bàn học bài, T sử dụng điện thoại và nói dối bố mẹ là tìm tài liệu hay trao đổi việc học với bạn. Đến cuối học kì, kết quả học tập của T giảm sút nên bố mẹ quyết định không cho T sử dụng điện thoại nữa.

  • Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn N, H, T?
  • Vì sao học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập?
  • Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như thế nào?

TL:

  • Hai bạn N và H có tinh thần tự giác, tích cực học tập, còn T không có tinh thần tự giác, tích cực học tập.
  • Học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập để có thêm nhiều kiến thức, gặt hái được nhiều thành công hơn trong học tập và trong cuộc sống sau này...

KL:

- Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng.

- Học sinh phải rèn luyện tính tự giác, tích cực học tập; đồng thời cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

CÁC TÀI LIỆU CÔNG DÂN 8 CTST CHẤT LƯỢNG:

LUYỆN TẬP

  1. Em hãy tìm các ví dụ trái với tính tự giác, tích cực học tập. Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
  • Hành động: Trốn học đi chơi điện tử

à Bị thầy/ cô giáo phạt, bị điểm kém, kết quả học tập ngày càng sa sút.

  • Hành động: Ngủ trong lớp học

à Bị thầy/ cô giáo phạt, không nắm được kiến thức bài học, bị điểm kém….

  1. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
  • Nếu là N, em sẽ ứng xử như thế nào?
  • Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực trong học tập của bản thân thông qua tình huống cụ thể?
  1. Dựa vào các bức tranh dưới đây, em hãy xây dựng dàn ý và thức hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề: “Hành trình vươn đến ước mơ”. Từ đó, nêu lên ý nghĩa của tính tự giác, tích cực học tập để thực hiện ước mơ của mình.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

VẬN DỤNG

  1. Em hãy lập bảng kế hoạch học tập cho năm học này và những việc làm cụ thể về tính tự giác, tích cực trong học tập.
  2. Em hãy chọn một người bạn trong lớp để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau 1 tháng.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại nội dung bài học ngày hôm nay.
  • Hoàn thành bài tập phần vận dụng.
  • Học và chuẩn bị bài 4 – Giữ chữ tín.
Giáo án Powerpoint công dân 7 chân trời sáng tạo (cả năm)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Giáo án lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay