Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU
BÀI 1: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
Sau bài học này, HS sẽ:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 6 CTST SOẠN CHI TIẾT:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV trình chiếu một số hình ảnh về châu Âu cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy miêu tả cảm nhận của mình về thiên nhiên trong những bức tranh dưới đây:
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu, có phần lãnh thổ nằm trong đới ôn hoa. Thiên nhiên nơi đây đẹp như một bức tranh đầy màu sắc. Để nắm được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu và phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hóa khí hậu, các đới thiên nhiên ở châu Âu, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiên nhiên châu Âu.
Hoạt động 1: Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu quan sát Hình 1.1- Bản đồ tự nhiên châu Âu SGK tr.97.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát bản đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy xác định và chỉ trên bản đồ tên các bán đảo, biển đảo và đại dương tiếp giáp châu Âu. - GV tổng kết, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Trình bày đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu. + Nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu: - Châu Âu là một bộ phận phía Tây của lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa cá vĩ tuyến 36°B và 71°B, chủ yếu thuộc đới ôn hòa của bán cầu Bắc. - Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương: + Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương; + Phía Nam giáp biển Địa Trung Hải; + Phía Tây giáp Đại Tây Dương. + Phía Đông có dãy Uran, là ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á. - Châu Âu có diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km². So với các châu lục khác, chỉ hơn châu Đại Dương. Đường bờ biển dài khoảng 43 000km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. - Châu Âu có nhiều đảo và quần đảo. Các biển bao quanh châu Âu như Địa Trung Hải, Ca-xpi, biển Đen, biển Ban-tích, biển Bắc. |
Giáo án Powerpoint địa lí 7 chân trời sáng tạo (cả năm)
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên châu Âu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1.1 – Bản đồ tự nhiên châu Âu, Hình 1.2 – Bản đồ khí hậu châu Âu SGK tr.97, 99. - GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 2a, 2b, 2c, 2d SGK tr.98-100, thảo luận và thực hiện nhiệm vào Phiếu học tập (Phiếu học tập của các nhóm đính kèm cuối bài dạy): + Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về địa hình. + Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về khí hậu. + Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về sông ngòi. + Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về các đới thiên nhiên. - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết, để biết các vành đai thảm thực vật theo độ cao ở dãy An-pơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 2. Đặc điểm tự nhiên châu Âu a. Địa hình Địa hình châu Âu khá đơn giản, chia làm hai khu vực chính: - Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. + Các đồng bằng ở châu Âu: Đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Tây Âu. + Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu. - Địa hình miền núi bao gồm: + Địa hình núi già: nằm ở phía Bắc và trung tâm châu lục chạy theo hướng bắc nam gồm dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...Phần lớn các dãy núi có độ cao trung bình và thấp. + Địa hình núi trẻ: chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, nằm chủ yếu ở phía nam, gồm dãy An-pơ, Ban-căng, Cac-pat, Pi-rê-nê,...Phần lớn các núi có độ cao trung bình dưới 2 000m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000m. Đỉnh En-brut là đỉnh cao nhất châu Âu (5 642m). b. Khí hậu Có sự phân hóa mạnh, đa dạng từ bắc xuống nam, từ tây sang đông tạo nên các đới và kiểu khí hậu khác nhau. (Đính kèm bảng phía dưới hoạt động). c. Sông ngòi
- Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn các sông đầy nước quanh năm, không có lũ lớn, được nối với nhau bởi hệ thống các kênh đào. Các sông đổ ra Bắc Băng Dương bị đóng băng vào mùa đông, nhất là vùng cửa sông. - Các sông dài và quan trọng nhất ở châu Âu là: sông Von-ga ( 3 690km), sông Đa-nuyp (2 850km), sông Rai-nơ (1 320km). d. Đới thiên nhiên Châu Âu nằm trên hai đới thiên nhiên chủ yếu: - Đới lạnh: + Chiếm diện tích nhỏ ở các đảo, quần đảo thuộc Bắc Băng Dương và một phần lãnh thổ phía Bắc châu lục. + Động vật, thực vật nghèo nàn. Thực vật có các loài rêu, địa y, bạch dương lùn, liễu lùn,...; động vật có chuột lem mét, cú Bắc cực. - Đới ôn hòa: chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu, thiên nhiên đa dạng, thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa. + Ở khu vực ven biển phía tây: phổ biến là rừng lá rộng với thực vật chủ yếu là sồi, dẻ; động vật có gấu nâu, chim gõ kiến, gà rừng. + Ở khu vực lục địa phía đông: · Thiên nhiên có sự thay đổi từ bắc xuống nam: từ rừng lá kim nghèo thành phần loài với thực vật chủ yếu là thông, vân sam, thảo nguyên rừng,...; động vật có nai, sừng tầm, gấu,.... · Phía đông nam nóng và khô hơn nên thảo nguyên chiếm ưu thế; động vật chủ yếu là sơn dương, chó sói, đại bàng,.... + Ở phía nam châu lục, sinh vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô, nóng vào mùa hè. Có rừng lá kim địa trung hải, cây bụi; trong rừng có cầy đốm, khỉ mặt đỏ. |
Khí hậu châu Âu
Khí hậu | Đặc điểm chính | Nhiệt độ | Lượng mưa |
Cực và cận cực | Phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. | Quanh năm giá lạnh | Mưa rất ít, dưới 500mm.
|
Ôn đới hải dương | Phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây.
| - Khí hậu điều hòa, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát. - Nhiệt độ trung bình năm trên 0°C. | Có mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm 800 – 1000 mm trở lên. |
Ôn đới lục địa | Phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. | Mùa đông lạnh và khô, có tuyết rơi; mùa hạ nóng và ẩm. | Lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông, trung bình năm chỉ trên dưới 500mm. |
Cận nhiệt Địa Trung Hải | Phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
| Mùa hạ nóng và khô, thời tiết ổn định. Mùa đông ấm và có mưa rào. | + Lượng mưa trung bình năm khoảng 500 – 700mm.
|
Khí hậu núi cao | Phân bố chủ yếu ở các dãy Pi-rê-nê, An-pơ, Cap-ca. | Khí hậu thay đổi theo độ cao, có tuyết bao phủ. | Mưa nhiều. |
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Khoanh vào đáp án đúng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa:
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình núi trẻ châu Âu:
Câu 3. Đới khí hậu cận nhiệt ở châu Âu có lượng mưa trung bình năm:
Câu 4. Châu Âu có diện tích:
Câu 5. Con sông dài nhất và nhiều nước nhất châu Âu là:
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1. Đáp án D.
Câu 2. Đáp án B.
Câu 3. Đáp án A.
Câu 4. Đáp án C.
Câu 5. Đáp án B.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập - Vận dụng SGK tr.101.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Câu 2.
Gợi ý: HS có thể sử dụng bài viết dưới đây về khí hậu châu Âu để viết đoạn văn ngắn.
Châu Âu có khí hậu của châu Âu ôn đới. Khí hậu nhẹ hơn so với các khu vực khác của cùng vĩ độ (ví dụ như vùng đông bắc Hoa Kỳ) do ảnh hưởng của hải lưu Gulf Stream. Tuy nhiên, có sự khác biệt sâu sắc trong các vùng khí hậu của các vùng khác nhau. Phạm vi của châu Âu khí hậu từ nhiệt đới gần biển Địa Trung Hải ở phía nam, đến cận Bắc Cực gần biển Barents và Bắc Băng Dương ở phía bắc vĩ độ. Nhiệt độ cực lạnh chỉ được tìm thấy ở miền bắc Scandinavia và các bộ phận của Nga trong mùa đông.
Lượng mưa trung bình hàng năm phân kỳ rộng rãi ở châu Âu. Hầu hết lượng mưa diễn ra trong dãy núi Alps, và trong một dải dọc theo biển Adriatic từ Slovenia đến bờ biển phía tây của Hy Lạp. Các khu vực khác với nhiều mưa bao gồm phía tây bắc của Tây Ban Nha, nước Anh và phía tây Na Uy. Bergen có lượng mưa cao nhất ở châu Âu với 235 ngày mưa một năm. Hầu hết mưa diễn ra vào mùa hè, do gió tây từ Đại Tây Dương đã đụng quần đảo Anh, Benelux, miền tây nước Đức, miền Bắc nước Pháp và Tây Nam Scandinavia.
Thời gian tốt nhất để ghé thăm châu Âu trong mùa hè. Vào tháng Tám, quần đảo Anh, Benelux, Đức và miền Bắc nước Pháp có mức cao trung bình khoảng 23-24 °C, nhưng nhiệt độ này không thể được thực hiện cho các cấp. Đó là lý do tại sao trong mùa hè nhiều chuyến bay đi từ phía bắc đến phía nam châu Âu như người miền Bắc chạy trốn khỏi mưa và có thể thấp hơn so với nhiệt độ trung bình. Địa Trung Hải có số tiền cao nhất của mặt trời giờ ở châu Âu, và nhiệt độ cao nhất. Nhiệt độ trung bình trong tháng tám là 28 °C ở Barcelona, 30 °C ở Rome, 33 °C tại Athens và 39 °C trong Alanya dọc theo Riviera Thổ Nhĩ Kỳ. Một nguyên tắc chung là xa hơn về phía nam và phía đông một đi, nó trở nên ấm hơn.
Mùa đông tương đối lạnh ở châu Âu, ngay cả ở các nước Địa Trung Hải. Những khu vực chỉ với mức cao trong ngày khoảng 15 °C trong tháng là Andalucia ở Tây Ban Nha, một số quần đảo Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ Riviera. Tây Âu có trung bình khoảng 4-8 °C vào tháng Giêng, nhưng nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng trong suốt mùa đông. Khu vực phía đông của Berlin có nhiệt độ đặc biệt lạnh với mức cao trung bình dưới đông. Nga là một trường hợp đặc biệt như Moskva và Saint Petersburg có mức cao trung bình là -5 °C và thấp từ -10 °C vào tháng 1. Một số hoạt động được thực hiện tốt nhất trong mùa đông, chẳng hạn như thể thao mùa đông trong dãy núi Alps. Các đỉnh núi cao nhất của dãy núi Alps có tuyết vĩnh viễn.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. - Phiếu học tập 1, 2, 3, 4 |
|
Phiếu học tập số 1:
Trường THCS:............ Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm 1: Dựa vào Hình 1.1, em hãy: - Kể tên và xác định các đồng bằng ở châu Âu. - Kể tên và xác định các dãy núi trẻ ở châu Âu. - Cho biết dạng địa hình nào chiếm ưu thế ở châu Âu. Đặc điểm và phân bố của dạng địa hình đó. - Em hãy chọn đáp án Đ (đúng), S (sai) vào các câu sau, nếu sai em hãy gạch chân chỗ sai và sửa lại cho đúng: a. Núi già tập trung thành dải, tương đối thấp như dãy An-pơ. b. Núi trẻ đỉnh nhọn, sườn dốc, nhiều thung lũng sâu. c. Núi ở châu Âu cao trên 2 000m. d. Đồng bằng Đông Âu là đồng bằng lớn nhất châu Âu. Trả lời: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Phiếu học tập số 2
Trường THCS:............ Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 2: Dựa vào Hình 1.2, em hãy: - Cho biết châu Âu có những đới và kiểu khí hậu nào? - Trình bày đặc điểm chính của các kiểu khí hậu ở châu Âu?
Trả lời: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Phiếu học tập số 3
Trường THCS:............ Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhóm 3: Dựa vào Hình 1.1, em hãy: - Xác định các con sông lớn ở châu Âu: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ trên bản đồ. - Cho biết các con sông trên đổ ra biển và đại dương nào? - Cho biết sông ở Bắc Băng Dương có đặc điểm gì? - Điền vào chỗ trống những thông tin còn thiếu về đặc điểm sông ngòi châu Âu: Châu Âu có mạng lưới sông ngòi (1)…. phần lớn các sông (2)…quanh năm, không có (3)…., được nối với nhau bởi hệ thống (4)… Trả lời: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Phiếu học tập số 4
Trường THCS:............ Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Nhóm 4: Dựa vào Hình 1.1, 1.2, 1.3, em hãy: - Cho biết châu Âu có những đới thiên nhiên chủ yếu nào? - Nhận xét sự phân hóa của các đới thiên nhiên châu Âu từ tây sang đông, từ bắc xuống nam. Từ bắc xuống nam: Từ tây sang đông: - Giải thích tại sao lại có sự phân hóa các đới thiên nhiên như vậy? - Nêu tên các vành đai thảm thực vật theo độ cao ở dãy An-pơ. + Dưới 200m: + Từ 200 đến 800m: + Từ 800 đến 1 800m: + Từ 1 800 đến 2 200m: + Từ 2 200 đến 3 000m: + Từ 3 000m trở lên: Trả lời: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác