Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn vật lí lớp 7 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20: CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức, tự học: phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được.
  • Năng lực ứng dụng: chế tạo được nam châm điện đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

GIÁO ÁN VẬT LÍ 6 KNTT SOẠN CHI TIẾT:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh chiếc cần cẩu dọn rác kim loại và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại. Nhờ nam chân này cầu cẩu có thể lấy rác kim loại là hợp kim của sắt, ở đống rác và di chuyển đến các thùng xe chở rác rồi thả xuống. Nhiều khi rác là những tấm kim loại lớn, nặng hàng trăm kilogam. Theo em, nam châm ở cần cẩu có phải là nam châm vĩnh cửu mà ta đã học không? Vì sao?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học: Ở bài học trước, chúng ta đã được học và tiến hành thí nghiệm để thấy được tác dụng của nam châm các vật liệu khác nhau, bài học này chúng ta sẽ cùng nhau đi chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó  bằng thay đổi dòng điện. Chúng ta cùng vào Bài 20 – Chế tạo nam châm đơn giản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nam châm điện

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nam châm điện là gì, cấu tạo của nam châm điện.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 20.1 – Cấu tạo của nam châm điện, đọc thông tin mục I SGK tr.96 và trả lời câu hỏi:

+ Nam châm điện là gì?

+ Mô tả cấu tạo của nam châm điện.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Làm cách nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về nam châm điện

- Các thí nghiệm cho thấy, dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo ra nam châm, gọi là nam châm điện.

- Cấu tạo của nam châm điện:

+ A là ống dây dẫn.

+ B là là một thỏi son non được lồng vào trong lòng ống dây.

+ Hai đầu cuộn dây được nối với hai cực nguồn điện E thông qua khóa K.

- Để biết ống dây đã trở thành nam châm điện hay chưa, ta cho dòng điện chạy vào ống dây bằng cách đóng khóa K.

CÁC GIÁO ÁN VẬT LÍ 7 KNTT KHÁC:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chế tạo nam châm điện đơn giản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách chế tạo một nam châm điện đơn giản và rút ra được kết luận về từ trường của nam châm điện.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát Hình 20.2 – Sơ đồ cấu tạo nam châm điện đơn gian SGK tr.97, hướng dẫn và cùng HS tiến hành thí nghiệm chế tạo nam châm điện đơn giản.

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra kết luận gì về từ trường của nam châm điện?

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 20.3, Hình 20.4, đọc thông tin SGK tr.97, 98 để biết ứng dụng của nam châm điện trong cần cẩu dọn rác và chiếc chuông điện.

+ Cần cẩu dọn rác:

·        Nam châm điện được dùng ở cần cẩu dọn rác có lực từ rất mạnh, cần cẩu dọn rác có thể nhấc được một chiếc ô tô hỏng ra khỏi đống rác.

·        Nam châm điện còn là bộ phận không thể thiếu trong các động cơ điện, máy phát điện.

 

+ Chuông điện: Nam châm điện là bộ phận cơ bản của chuông điện.

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số ứng dụng của nam châm điện mà em biết.

- GV chốt lại nội dung bài học:

+ Cấu tạo của nam châm điện bao gồm ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực của nguồn điện. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.

+ Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây. Dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm cũng thay đổi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về chế tạo nam châm điện đơn giản

- Cách làm: Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện (Hình 20.2).

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Đóng công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm điện có từ trường không.

+ Ngắt công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm còn từ trường không.

+ Thay đổi nguồn điện bằng cách tăng số pin, đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi thế nào.

+ Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không.

 

- Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây. Dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm cũng thay đổi.

- Một số ứng dụng của nam châm điện:

+ Ứng dụng trong ngành y học: dùng từ trường và sóng ra-đi-o nhằm giải quyết tại chỗ các vấn đề trong bộ phận cơ thể của bệnh nhân mà không cần phẫu thuật xâm lấn vẫn có thể chuẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân.

+ Ứng dụng trong công nghiệp: động cơ điện, xe bán tải điện, micro, bộ cảm biến, loa phóng thanh, ống sóng đi du lịch, đồ trang sức, các dụng cụ như đồng hồ, cảm biến, thiết bị lò vi sóng, thiết bị điều khiển tự động,...

+ Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải: giúp cho vận tốc của tàu nhanh hơn, đạt tốc độ cao hơn.

CÁC TÀI LIỆU VẬT LÍ 8 CHẤT LƯỢNG:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

Câu 1. Hãy điền dấu (x) vào ô Đúng hoặc Sai các câu dưới đây nói về châm điện:

STT

Nói về nam châm điện

Đánh giá

Đúng

Sai

1

Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn

 

 

2

Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng

 

 

3

Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

 

 

4

Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.

 

 

Câu 2. Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện?

Câu 3. Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1.  

STT

Nói về nam châm điện

Đánh giá

Đúng

Sai

1

Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn

 

x

2

Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng

x

 

3

Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

 

x

4

Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.

x

 

Câu 2. Để thay đổi cực từ của nam châm điện ta thay đổi chiều dòng điện chạy vào dây dẫn.

Câu 3.

- Đầu A là cực Bắc.

- Đầu B là cực Nam.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, vận dụng, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Dòng điện chạy vào động cơ điện thường rất lớn, có khi đến hàng nghìn ampe. Nếu để công tắc điện trực tiếp ở mạch điện này thì rất nguy hiểm, cho nên người ta dùng role điện từ. Sơ đồ dưới đây mô tả ứng dụng của role điện từ: 1 – nam châm điện, 2 – thanh thép đàn hồi, 3 – công tắc điện, 4 – lò xo, 5 – động cơ điện. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Đóng khóa điện (K), nam châm điện (1) hoạt động, hút thanh thép đàn hồi (2); công tắc điện (3) đóng, dòng điện chạy vào động cơ (5). Muốn động cơ ngừng hoạt động thì ngắt khóa điện đầu vào, nam châm điện không còn từ tính, lò xo (4) kéo thanh thép lên, công tắc (3) ngắt điện chạy vào động cơ, động cơ ngừng hoạt động.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 7 sách mới, giáo án lớp vật lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án vật lí 7 sách kết nối tri thức , giáo án vật lí lớp 7 KNTT trọn bộ

Giáo án lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay