Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV trình chiếu một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng tới tổ chức nào trên thế giới?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Những hình ảnh đây gợi liên tưởng tới Liên minh châu châu Âu (EU).
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Liên minh châu Âu (EU), tiền thân là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập vào năm 1957 với 6 quốc gia thành viên ban đầu. Đến năm 2019, EU có 28 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, ngày 31/12/2020, sau khi Anh rời khỏi EU, liên minh khu vực này có 27 quốc gia thanh viên. EU là tổ chức kinh tế - chính trị lớn nhất của châu Âu, đồng thời là một trong 4 trung tâm kinh tế có tầm ảnh hưởng đối với toàn cầu. Vậy những biểu hiện nào chứng tỏ EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn của thế giới? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4 : Khái quát về Liên minh châu Âu.
Tải giáo án địa lí 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án Powerpoint địa lí 6 cánh diều đủ cả năm
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy mô GDP hàng đầu thế giới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Bảng 4.1 – GDP của bốn trung tâm kinh tế lớn và thế giới năm 2019 và trả lời câu hỏi: Hãy so sánh GDP của EU với các trung tâm kinh tế lớn khác trên thế giới. - GV chốt lại: + EU đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. + Năm 2019, mặc dù chỉ chiếm 2,8% diện tích và 6,6% dân số nhưng GDP của EU lại cao hàng đầu thế giới.
- GV liên hệ thực tế cho HS: Tăng trưởng GDP: (theo số liệu sơ bộ của Eurostat), trong quý II/2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nền kinh tế thành viên Liên minh EU tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2% so với quý trước. Trong số các quốc gia thành viên, Bồ Đào Nha được ghi nhận có mức tăng trưởng cao nhất với GDP quý II/2021 tăng tới 4,9% so với quý trước, tiếp theo là Áo với mức tăng trưởng 4,3% và Latvia tăng 3,7%. Ở chiều ngược lại, Lithuania (tăng 0,4%) và CH Séc (tăng 0,6%) ghi nhận mức tăng thấp. - GV lưu ý HS: Tăng trưởng GDP thực chất rất khác nhau giữa các nước thành viên EU. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát bảng số liệu, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về quy mô GDP hàng đầu thế giới - So sánh GDP của EU với các trung tâm kinh tế lớn (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản): + GDP của EU đứng thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Hoa Kì (15 626 tỉ USD). + Chiếm 17,8% tổng GDP của thế giới.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Bảng 4.2 – Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của bốn trung tâm kinh tế lớn và thế giới năm 2019, đọc thông tin SGK tr.98 và trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới. - GV mở rộng kiến thức: + EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới vì: · EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển · Chiếm 59% trong viện trợ phát triển của thế giới · Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu. + Đồng tiền chung Euro được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU với lợi ích: · Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu. · Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. · Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. · Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao EU trở thành trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát bảng số liệu, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu về trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới - Chứng minh EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới: + EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung, các quốc gia thành viên được tự do lưu thông (hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn) và sử dụng một đồng tiền chung (Ơ-rô). + Trị giá xuất khẩu (5 813,2 tỉ USD, chiếm 31,64% tổng trị giá xuất khẩu thế giới) và trị giá nhập khẩu (5 526,7 tỉ USD, chiếm 29,4% tổng trị giá nhập khẩu thế giới) của EU đứng đầu thế giới. + Tập trung nhiều ngân hàng, tập đoàn tài chính, các công ty bảo hiểm và sàn chứng khoán quan trọng hàng đầu, có tác động đến hệ thống tài chính và tiền tệ của thế giới. - EU trở thành trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới vì: + Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế. + EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sản phẩm công nghệ nổi tiếng trên thế giới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV HS đọc thông tin SGK tr.98 và trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh EU có nhiều sản phẩm công nghệ nổi tiếng trên thế giới. - GV mở rộng kiến thức: + Các hãng xe ô tô nổi tiếng ở châu Âu: · Đức: Mercedes-Benz, BMW, Audi. · Anh: Land Rover, Jaguar, Aston Martin. · Pháp:Citroen, Peugeot, Renault, Bugatti. + E-bớt (của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh) là một công ty chuyên sản xuất máy bay và là công ty con của tập đoàn E-bớt (trước đây gọi là EADS (The European Aeronautic Defence and Space Company)) - một công ty hàng không vũ trụ châu Âu. Có trụ sở tại Blagnac, ngoại ô thành phố Toulouse của Pháp. Công ty sản xuất khoảng một nửa số máy bay phản lực của thế giới và có các hoạt động quan trọng trên khắp châu Âu. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy tìm hiểu và kể tên một số sản phẩm của EU có mặt tại Việt Nam. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 3. Tìm hiểu về sản phẩm công nghệ nổi tiếng trên thế giới - Nhiều sản phẩm công nghiệp của EU nổi tiếng trên thế giới với chất lượng cao, có mặt trên các thị trường lớn và đủ sức cạnh tranh với những trung tâm kinh tế khác như máy bay, ô tô, thiết bị điện tử, dược phẩm,… + Ô tô: Năm 2019 có 18,5 triệu ô tô được sản xuất tại EU, chiếm khoảng 20% trong tổng số ô tô được sản xuất trên thế giới. EU cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều hãng xe ô tô nổi tiếng trên thế giới. + Máy bay: Hiện nay, EU sản xuất khoảng một nửa số máy bay trên toàn thế giới, trong đó E-bớt là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. + Tên lửa: EU là khu vực sản xuất tên lửa đứng thứ 3 thế giới, sau Hoa Kỳ và Liên bang Nga. - Một số sản phẩm của EU có mặt tại Việt Nam: linh kiện, phụ tùng ô tô, ô tô nguyên chiếc các loại, hàng điện gia dụng và linh kiện, chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh. |
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Khoanh vào đáp án đúng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đến ngày 31/12/2020, Liên minh châu Âu (EU) có bao nhiêu quốc gia thành viên?
Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về Liên minh châu Âu EU?
Câu 3. EU trở thành một trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới vì:
Câu 4. Một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới ở châu ÂU là:
Câu 5. Năm 2019, GDP của EU đứng thứ mấy thế giới:
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1.Đáp án C.
Câu 2.Đáp án B.
Câu 3.Đáp án D.
Câu 4.Đáp án A.
Câu 5.Đáp án B.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS:
Câu 1.Hãy tìm hiểu về sự ra đời, phát triển, mục đích và thể chế của Liên minh châu Âu.
Câu 2.Hãy tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu EU.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Câu 1.
- Sự ra đời, phát triển của Liên minh châu Âu:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.
+ Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.
+ Năm 1957: sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
+ Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
+ Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).
+ Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
+ Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.
+ Năm 2019: EU có 28 quốc gia thành viên.
+ Năm 2020: Anh rời khỏi EU, liên minh khu vực còn 27 quốc gia thành viên.
- Mục đích và thể chế:
+ Mục đích:
+ Các cơ quan đầu não của EU:
Câu 2. Tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu EU:
- Ngày 22-10-1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (EC) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Tháng 7-1995 đã đi vào lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam với ba dấu mốc quan trọng thiết lập cơ sở pháp lý cho việc xây dựng quan hệ giữa hai bên, mở rộng quan hệ đối tác ngoài phạm vi hợp tác nhân đạo ban đầu.
- Năm 2003, Việt Nam và EU đã chính thức tiến hành đối thoại về vấn đề quyền con người.
- Năm 2004, Hội nghị cấp cao Việt Nam - EU lần thứ nhất đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
- Năm 2008, hai bên chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA) và đến năm 2010, PCA đã được hai bên tiến hành ký tắt.
- Giai đoạn 2000 - 2010, hợp tác giữa Việt Nam và EU bắt đầu đi vào chiều sâu, việc PCA chính thức được ký kết vào ngày 27-6-2012 đã tạo nên một bước đột phá mới trong quan hệ giữa hai bên.
- Ngày 30-6-2019, tại Hà Nội, EU và Việt Nam đã chính thức ký kết EVFTA và EVIP.
à Quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới có xu hướng thuận lợi nhiều hơn thách thức do cả hai bên đều có nhu cầu thúc đẩy quan hệ song phương này. Việt Nam là đối tác hàng đầu của EU ở khu vực Đông Nam Á. Việc phát triển quan hệ với một đối tác đặc biệt gồm 27 thành viên như EU không chỉ phù hợp với chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam mà còn giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn. Mối quan hệ này còn được củng cố bằng các mối quan hệ song phương, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước thành viên chủ chốt của EU, như Đức, Pháp, I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan,... tạo nên sự đan xen lợi ích và chiến lược cho tất cả các bên.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác