Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?
Đây là tập tính bắt chuột ở mèo. Việc mèo kiếm thức ăn khi đói mang tính bẩm sinh. Việc rình, vồ mồi, cách săn mồi do mèo học được.
Bài 28. TẬP TÍNHỞ ĐỘNG VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật
HS đọc thông tin mục I SGK tr.133 và trả lời câu hỏi:
Tập tính là gì ?
Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết.
Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường. Tập tính của động vật rất đa dạng và phong phú.
Ong bắp cày cái con đẻ trứng vào rệp vừng như ong bắp cày mẹ.
Kiến sống thành từng đàn.
Chim cánh cụt ở Bắc Cực sống thành đàn để sưởi ấm lẫn nhau, chống lại giá rét.
Nêu vai trò của tập tính đối với động vật?
Có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.
Các tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường.
HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin SGK tr.134 và trả lời câu hỏi:
Em hãy phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học đươc của động vật.
Tập tính bẩm sinh
Tập tính học được ngày từ khi sinh ra đã có
Mang tính bản năng
Được di truyền từ bố mẹ, được quyết định bởi nhân tố di truyền
Không thay đổi, không chịu ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh sống.
Các động tác và hoạt động cơ thể xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định tương ứng với kích thích.
Có cả ở động vật bậc thấp và động vật ở bậc cao
Ví dụ: nhện giăng tơ, thú con bú sữa mẹ,…
Tập tính học được
Tập tính học được hình thành trong quá trình sống của cá thể, do học tập, rèn luyện mà có.
Không mang tính bản năng
Không bị chi phối bị nhân tố di truyền
Dễ thay đổi và chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống.
Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tùy theo điều kiện tập luyện và biểu hiện thay đổi trước cùng một kích thích
Ở những nhóm động vật bậc cao.
Ví dụ : động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt, khi trèo lên ghế lấy thức ăn trên cao hoặc dùng đá đập hạt cứng để ăn.
HS quan sát Hình 28.2 và trả lời câu hỏi :
a. Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người ở hình a, b, c, d?
b. Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được?
Hình a: nhện giăng tơ để bắt mồi bằng mạng nhện.
Hình b: Khỉ con dùng đá đập hát cứng để ăn.
Hình c: chim làm tổ đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc chim non mới chào đời.
Hình d: Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ để nhường đường cho các phương tiện khác được phép đi.
HS đọc mục Em có biết SGK tr.134 :
Cho biết những tập tính có trong Bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được? Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.
II. Ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn
HS đọc mục II SGK tr.134 và trả lời câu hỏi
Nêu một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.
Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.
Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng.
Sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng.
Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại.
Huấn luyện chó chăn cừu
Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột.
Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?
Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?
Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?
Chuột sợ hãi khi nghe thấy âm thanh đặc trưng của mèo.
Côn trùng có tính hướng sáng, người ta dùng bẫy đèn để thu hút côn trùng.
Mực bị thu hút bởi nguồn ánh sáng do ngư dân tạo ra. Chiếu ánh sáng xuống mặt nước, ánh đèn câu sẽ thu hút động vật phù du, con mồi nhỏ, các loài cá nhỏ, theo đó, mực cũng sẽ bị thu hút đến tìm thức ăn.
Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học phát triển các phản xạ có điều kiện bẩm sinh và mới được hình thành, các thói quen phục tùng kỷ luận chung là sự vâng lời.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Ghép các ứng dụng hiểu biết về tập tính của vật nuôi vào thực tiễn (ở cột A) với lợi ích đối với con người (ở cột B) cho phù hợp:
Câu 2. Con người đã vận dụng những hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn để có những ứng dụng trong đời sống. Hãy cho biết con người đã ứng dụng các tập tính trong bảng vào đời sống như thế nào?
VẬN DỤNG
Câu 1. Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.
VẬN DỤNG
Câu 1.
Bước 1: chọn sách mình yêu thích.
Bước 2: chọn thời gian đọc phù hợp.
Bước 3: đọc hằng ngày vào thời gian đã chọn.
Bước 4: tự đánh giá thói quen đọc sách của cá nhân.
Câu 2. Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi.
Trả lời:
Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn.
Vào những ngày sau, cũng gọi và cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho cho ăn khi gọi.
Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi (bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hoàn thành bài tập phần vận dụng.
Ôn lại nội dung kiến thức bài học.
Học và chuẩn bị bài 29 – Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
Đặc biệt:
=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (450k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại