Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)

Tổng hợp bộ giáo án powerpoint sinh học 7 sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế đảm bảo đầy đủ về nội dung với hình thức đẹp mặt và hấp dẫn tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Hi vọng, bộ giáo án sẽ hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)

Xem video về mẫu Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)

CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

KHỞI ĐỘNG

Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Theo em, những thay đổi này được giải thích như thế nào?

Khi chạy, các khối cơ bắp tăng cường chuyển hóa tạo năng lượng co cơ kèm theo sinh ra nhiệt, khiến cho cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều. Để loại bỏ nhiệt độ bổ sung này, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi, nhằm giúp cơ thể hạ nhiệt.

=> Khiến chúng ta có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Đọc thông tin mục I SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:

Trao đổi chất là gì?

Chuyển hóa năng lượng là gì?

Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

+ Từ quang năng thành hóa năng

+ Từ hóa năng thành cơ năng, nhiệt năng...

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn với nhau.

Hãy nêu ví dụ về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Trao đổi chất:

  • Rễ cây hấp thụ nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác từ lòng đất
  • Khi đến lá, nước kết hợp với carbon dioxide, diệp lục và năng lượng hóa học.

=> Theo cách này, quá trình quang hợp xảy ra và carbohydrate và oxy được tạo ra.

Chuyển hóa năng lượng:

Năng lượng hóa học trong than được chuyển hóa thành nhiệt năng trong khí thải của quá trình đốt cháy.

Cơ năng của dòng nước chảy biến thành điện năng của dòng điện trong các nhà máy thuỷ điện.

GIÁO ÁN SINH HỌC 6 KNTT SOẠN CHI TIẾT:

Lưu ý

  • Quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp gọi là đồng hóa.
  • Quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng gọi là dị hóa.
  1. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Thảo luận cặp đôi

Quan sát Hình 21.1, 21.2 trang 99 SGK:

Dựa vào hai hình vừa quan sát, đọc thông tin trong mục II SGK tr 99, 100 và thực hiện yêu cầu:

Nêu vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.

+ Cây khoai tây: Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.

+ Con gà: Giúp cơ thể cảm ứng, vận động, sinh sản.

CÁC GIÁO ÁN SINH HỌC 7 KNTT KHÁC:

KẾT LUẬN

  • Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
  • Các chất hữu cơ được cơ thể tổng hợp trong quá trình trao đổi chất cung cấp nguyên liệu để xây dựng tế bào và cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và sinh sản, tạo ra các cơ thể con.
  • Quá trình chuyển hóa năng lượng tạo ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể (cảm ứng và vận động).

Câu hỏi: Hãy dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi khi con người không được cung cấp đủ nước uống, không khí và thức ăn.

Các tình huống có thể xảy ra:

  • Không được cung cấp đủ không khí: thiếu oxygen có thể dẫn tới tử vong
  • Không cung cấp đủ nước: quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
  • Không đủ thức ăn: không có nguyên liệu kiến tạo cơ thể và năng lượng cho cơ thể hoạt động, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

Câu hỏi: Giải thích thích hiện tượng lá cây héo khi bị tách ra khỏi thân cây.

Khi bị tách ra khỏi thân cây, nước vẫn tiếp tục thoát hơi qua lá nhưng lá không còn được bổ sung nguồn nước từ rễ nên có hiện tượng lá cây bị héo.

TỔNG KẾT

  • Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
  • Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng, cảm ứng, vận động.

CÁC TÀI LIỆU SINH HỌC 8 KNTT CHẤT LƯỢNG:

LUYỆN TẬP

Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu hỏi: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

  1. Sự chuyển hóa của sinh vật.
  2. Sự biến đổi các chất.
  3. Sự trao đổi năng lượng.
  4. Sự sống của sinh vật.

Đáp án D

Câu 2. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình:

  1. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
  2. Quá trình chuyển hóa năng lượng.
  3. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  4. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Đáp án C

Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành các đoạn thông tin sau:

Câu 3.

  1. Chuyển hóa năng lượng là sự (1).............năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ (2)................... thành hóa năng, từ hóa năng thành nhiệt năng,... Năng lượng thường được tích lũy trong (3).............. nên sự trao đổi chất và chuyển hóa (4).......... gắn liền với nhau, quá trình này được coi là một trong những đặc tính (5)............của sự sống.
  2. Trao đổi chất và chuyển hóa là (1)................... đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là (2).................................................cơ thể. Nhờ trao đổi chất nên cơ thể tự đổi mới thông qua quá trình đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình (3)...............các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Dị hóa là quá trình (4)............ các chất phức tạp thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng.

TL:

Phần 1:

  1. biến đổi
  2. quang năng
  3. chất hữu cơ
  4. năng lượng
  5. cơ bản

Phần 2:

  1. năng lượng
  2. cung cấp năng lượng và kiến tạo
  3. tổng hợp
  4. phân giải

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

VẬN DỤNG

Câu 1. Cho các yếu tố: thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể.

  • Yếu tố lấy vào: thức ăn, oxygen.
  • Yếu tố thải ra/giải phóng: carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải.
  • Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP.

Câu 2. Cho các yếu tố: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, chất hữu cơ, nước. Xác định các yếu tố lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể thực vật.

Yếu tố lấy vào: thức ăn, oxygen

Yếu tố thải ra/giải phóng: carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải

Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học
  • Hoàn thành bài tập trong SBT
  • Đọc trước bài sau - Bài 22: Quang hợp ở thực vật
Giáo án Powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức (cả năm)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Giáo án lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay