Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 18: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV trình bày vấn đề: “Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được cấu tạo từ đơn vị cấu trúc nào?Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Tế bào là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho hs chơi xếp hình: Học sinh chơi xếp hình, ghép một ngôi nhà theo ý tưởng của mình. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Để tạo được ngôi nhà đó, em đã dùng đến bao nhiêu viên gạch? + Mỗi mảnh ghép đó có vai trò như thế nào để tạo nên ngôi nhà? + Liệu các sinh vật sống có được "xây" nên theo nguyên tắc tương tự như vậy? Làm thế nào để chứng minh được điều đó? + Thế nào là tế bào, chức năng của tế bào đối với cơ thể sống? + Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của cơ thể sống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 1. Tế bào là gì? + Đếm số gạch trong ngôi nhà mà em vừa xếp. + Mỗi mảnh ghép trên là một đơn vị cấu tạo của ngôi nhà. + Theo em, các sinh vật sống cũng được xây nên theo nguyên tắc tương tự như ngôi nhà. Để chứng minh điều này ta có thể quan sát các sinh vật sống dưới kính hiển vi. - Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. Cơ thể được tạo nên từ một tế bài (vi khuẩn), cơ thể động vật, thực vật, người có thể được tạo nên bởi hàng tỉ tế bào. - Chức năng: thực hiện trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản - CH: Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của cơ thể sống vì mọi cơ thể được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất là tế bào nên tế bào đưuọc coi là đơn vị cơ bản của sự sống. |
Hoạt động 2: Hình dạng và kích thước tế bào
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu hs quan sát hình trong sgk và nhận xét về hình dạng mỗi loại tế bào và rút ra kết luận chung + Với kích thước nhỏ như vậy thì cần dùng phương tiện gì để quan sát? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 2. Hình dạng và kích thước tế bào - Nhận xét chung: Kích thước và hình dạng rất đa dạng. Kích thước trung bình của các tế bào khoảng từ 0,5 μm den 40 µm (1 um 1/1000 mm). - Một số tế bào có thể quan sát bằng mắt thường như: tế bào sợi gai có chiều dài 550 mm và đường kính 0,44 mm; tế bào tép bưởi; tế bào thịt quả cà chua có chiều dài và đường kính bằng nhau khoảng 0,55 mm; tế bào trứng đà điểu có đường kính lớn đến 20 cmn; tế bào thần kinh có đường kính nhỏ nhưng chiều dài có thể đến 120 cm,... để thấy kích thước các tế bào cũng rất đa dạng. CH: Tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường. Tế bào vi khuẩn, thực vật, động vật quan sát bằng kính hiển vi.
|
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
1/ Phát biểu D đúng.
2/ GV gợi học sinh lấy các ví dụ để chứng minh các phát biểu còn lại không đúng:
- Hình dạng: Hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình chữ nhật như tế bào thịt lá, hình hạt đậu như tế bào lỗ khí... Ngay trong một cơ quan cũng có nhiều loại tế bào có hình dạng khác nhau như ở rễ cây có tế bào lông hút, tế bào biểu bì, tế bào thịt vỏ, tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ...
- Kích thước: tế bào mô phân sinh ngọn có chiều dài khoảng từ 0,001 đến 0,003mm, đường kính 0,001 - 0,003mm. Nhưng cũng có những tế bào lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được như tế bào sợi gai chiều dài có thể tới 550mm, đường kính tới 0,04mm; tế bào tép bưởi chiều dài có thể tới 45 mm, đường kính tới 5,5mm...
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
Câu 1: Nêu khái niệm và chức năng của tế bào
Câu 2: Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
Tế bào quan sát được bằng mắt thường | Tế bào quan sát được bằng kính hiển vi |
|
|
|
|
|
|
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1:
- Khái niệm: Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. Cơ thể được tạo nên từ một tế bài (vi khuẩn), cơ thể động vật, thực vật, người có thể được tạo nên bởi hàng tỉ tế bào.
- Chức năng: thực hiện trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản
Câu 2:
Tế bào quan sát được bằng mắt thường | Tế bào quan sát được bằng kính hiển vi |
Tế bào tép cam, chanh, bưởi | Tế bào thần kinh ở người |
Tế bào thịt quả cà chua | Tế bào diệp lục ở lá cây |
Tế bào trứng (ở người) | Tế bào da |
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác