Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 21: THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT (2 TIẾT)
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV trình bày vấn đề: “Sinh vật rất đa dạng, phong phú, nhiều loài, phần lớn chúng là đơn bào, kích thước rất nhỏ nên không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà chúng ta chỉ có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi. Sau đây, chúng ta cùng đến với bài 21: Thực hành quan sát sinh vật.
Hoạt động 1: Quan sát cơ thể đơn bào
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV định hướng để HS tự quan sát và tìm sinh vật trong môi trường theo các bước gợi ý trong SGK. Sau đó, GV cho HS vẽ phác thảo sinh vật tìm thấy vào vở và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Trong các bước làm tiêu bản tại sao phải có bước đặt sợi bông lên lam kinh? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát và trả lời câu hỏi + GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 1. Quan sát cơ thể đơn bào + Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính + Bước 2: Dùng pipette hút nước trong lọ chứa mẫu vật và nhỏ 1 giọt lên lam kính đã có sẵn sợi bông. + Bước 3: Đậy lamen lên lam kính có chứa mẫu vật, dùng giấy thấm nước thừa (nước tràn ra ngoài lamen), + Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ cơ thể đơn bào quan sát được.
- Khi quan sát cơ thể đơn bào trong giọt nước ao, hồ nên đặt vài sợi bông lên lam kính để nhốt sinh vật, hạn chế sự di chuyển của sinh vật, giúp dễ dàng quan sát. |
Hoạt động 2: Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 6 bạn. Sau khi chia nhóm xong, GV yêu cầu HS mang mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn và tiến hành quan sát và xác định các thành phần cấu tạo cây xanh ở mẫu vật . Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát và thảo luận. + GV quan sát và hỗ trợ trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đứng tại chỗ trình bày kết quả nhóm quan sát được. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 2. Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh
- HS quan sát mẫu vật của nhóm mình và đưa ra kết quả thu được. |
Hoạt động 3: Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo cơ thể người
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV hướng dẫn HS quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người và xác định vị trí, cấu tạo một số cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người. - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tự xác định vị trí các cơ quan trong cơ thể người và trả lời các câu hỏi sau: + Quan sát mô hình, em hãy cho biết cấu tạo của cơ thể người gồm bao nhiêu phần? Gọi tên và xác định vị trí các phần đó trên mô hình? + Trên mô hình, em hãy chỉ ra một vài cơ quan, hệ cơ quan của người + Khi tháo lắp các bộ phận của mô hình người, để thuận tiện cho việc lắp mô hình về hình dạng ban đầu, em cần chú ý đặt bộ phận đó như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát và thảo luận. + GV quan sát và hỗ trợ trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đứng tại chỗ trình bày kết quả nhóm quan sát được. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 3. Quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người Các bước thực hiện: + Bước 1: Đặt mô hình vào vị trí thích hợp + Bước 2: Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người + Bước 3: Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan bằng cách tháo dần các bộ phận của mô hình. + Bước 4: Lắp mô hình về dạng ban đầu. |
C - D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài báo cáo và nộp lại cho GV.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức bài thực hành.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
………………………………………………………………………………………………
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác