Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn công nghệ lớp 6 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)

Xem video về mẫu Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)

BÀI 3: NGÔI NHÀ THÔNG MINH

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
  • Mô tả nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh
  1. Kĩ năng và năng lực
  2. Kĩ năng: Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức
  3. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về nhà thông minh
  • Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

- Năng lực công nghệ:

  • Mô tả được những đặ điểm cơ bản của ngôi nhà thông minh
  • Đề xuất những y tưởng để cải tạo để ngôi nhà của mình trở thành ngôi nhà thông minh
  • Nhận biết và vận dụng được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả
  • Mô tả được một số hệ thống điều khiển thông minh và tác động của nó trong đời sống gia đình
  1. Phẩm chất
  • Có ‎ thức tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
  • Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết
  1. THIT B DY HC VÀ HC LIU
  2. Đối với giáo viên:
  • Các tranh, ảnh về ngôi nhà thông minh
  • Video giới thiệu về ngôi nhà thông minh
  • Mô hình ngôi nhà thông minh
  1. Đối với học sinh: vở ghi, sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề: Em hãy kể tên các thiết bị thông minh mà em biết. Đặc điểm nào thể hiện tính thông minh của các thiết bị ấy?

HS phát biểu tự do những gì quan sát được hay phỏng đoán  – GV dẫn dắt vào bài.

GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 CD KHÁC:

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ngôi nhà thông minh là gì

  1. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, biết một số cách thức điều khiển thiết bị thông minh
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu học sinh đọc sgk

? Khái niệm ngôi nhà thông minh là gì

? Kể tên một số cách thức điều khiển các thiết bị thông minh mà em biết?

+ GV giới thiệu thêm về nguyên tắc hoạt động của các hệ thông ngôi nhà thông minh

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Khái niệm nhà thông minh

- Là ngôi nhà được lắp đặt các thiết bị thông minh thành hệ thống và được điều khiển tự động hoặc từ xa, đảm bảo tăng tính tiện nghi, an toàn và tiết kiệm năng lượng khi sử dụng

 

CÁC GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 CD KHÁC:

Hoạt động 2: Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh

  1. Mục tiêu: Nắm đưuọc một số hệ thống điều khiển của ngôi nhà thông minh
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV giới thiệu ngôi nhà thông minh thường có các hệ thống điều khiển thiết bị

+ HS thử nhận diện hệ thống trong ngôi nhà thông minh qua hiểu biết, phim ảnh

+ GV chốt lại thông qua những mô tả qua hình 3.1

+ HS làm mục câu hỏi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh

- HS nhận diện các hệ thống trong ngôi nhà thông minh:

+ Ở một vài nơi trong nhà, ánh sáng tự bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng – hệ thống chiếu sáng tự động.

+ Có màn hình cho biết hinh ảnh của người khách đang đứng ở cửa ra vào hệ thống an ninh

+ Ánh sáng bật lên và chuông kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà hệ thống an ninh

+ Ti vi tự động mở kênh truyền hình yêu thích – hệ thống giải trí tự động.

+ Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng – hệ thống chiếu sáng tự động.

+ Trước khi có người về nhiệt độ trong phòng giảm xuống cho đủ mát – hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động

* CH:

1. Tên các hệ thống:

- Hệ thống an ninh

- Hệ thống mành rèm

- Hệ thống đèn chiếu sáng

- Hệ thống chuyển đổi năng lượng

- Hệ thống giải trí

- Hệ thống tưới, thoát nước

- Hệ thống thiết bị nhiệt

- Hệ thống báo động, báo cháy

2. Ngôi nhà thông thường có các hệ thống này tuy nhiên chúng ít có khả năng liên kết với nhau hay tích hợp với thiết bị di động thông minh. Ví dụ: Hệ thống đèn chiếu sáng củ ngôi nhà thông minh có thể  tắt bằng giọng nói, điện thoại thông minh hay cảm ứng, còn ngôi nhà thông thường thường sẽ tắt bằng công tắc điện

CÁC TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ 8 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 3: Tính tiện nghi

  1. Mục tiêu: Tính tiện nghi của ngôi nhà thông minh
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs đọc sgk và trả lời câu hỏi

? Nhờ đâu mà các thiết bị trong ngôi nhà thông minh dễ dụng

? Lấy ví dụ

+ GV chia nhóm, cho hs làm mục câu hỏi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

3. Tính tiện nghi

- Do hoạt động tự động (nhờ cảm biến, nhận dạng, cài đặt sẵn) hoặc hoạt động bnar tự động được ddieuf khiển từ xa bằng các thao tác đơn giản (chạm trên màn hình điện thoại, bấm nút trên bảng điều khiển, ra lệnh bằng giọng nói,...)

- Ví dụ: hs lấy ví dụ

* CH:

1. Ngôi nhà thông minh không dễ để người già và trẻ em sử dụng vì các thiết bị trong ngôi nhà được điều khiển bằng các ứng dụng thông minh. Tuy nhiên, một số trường hợp sử dụng bằng giọng nói thì dễ

2. Các thiết bị:

Điều hòa, máy tính, camera, lò vi sóng, cửa, tủ lạnh,...

- Bài tập:

Tên hệ thống

Hoạt động tự động

- Hệ thống đèn chiếu sáng

 

- Tự động bật hoặc tắt khi có người

- Tự động bật tắt khi vỗ tay

- Hệ thống an ninh

 

- Cửa mở khi nhận đúng vân tay

- Mở cửa khi quẹt đúng thẻ từ

- Hệ thống báo động, báo cháy

 

- Báo động bằng còi khi có khí gas rò rỉ

- Xả nước ngay khi có khói bốc lên

- Hệ thống mành rèm

 

- Đóng, mở rèm bằng điện thoại

- Rèm tự khép lại khi không có người

- Hệ thống thiết bị nhiệt

 

- Bật trên smart phone trước khi về 30p

- Tự động ngắt khi cửa khóa

- Hệ thống giải trí

 

- kết nối máy tính, điện thoại, ti vi với nhau

- Điều khiển bằng giọng nói

- Hệ thống tưới, thoát nước

 

- Cài đặt thời gian và lượng nước để vòi phun tự tưới

- Có nhiều chế độ tưới khác nhau (phun sương, phun mưa, nhỏ giọt, tưới cỏ) để lựa chọn

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

Hoạt động 4: Tính an toàn cao

  1. Mục tiêu: Ngôi nhà thông minh giúp đảm bảo sự an toàn
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk:

? Mục đích của hệ thống an ninh, hệ thống báo cháy trong nhà

? Kể tên một số hệ thống an ninh, báo cháy và chữa cháy

+ HS làm mục câu hỏi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

4. Tính an toàn cao

- Mục đích: giúp giám sát từ xa, ghi lại hình ảnh hoặc cảnh báo kịp thời

* CH:

1. Khi phát hiện mở cửa, phát hiện chuyển động, phát hiện xâm nhập trái phép, báp rò rỉ ga, báo cháy, ...

2. Thông báo trên điện thoại, báo qua còi, đèn, chớp. Từ đó chủ nhà biết được sự cố và có phương án xử lí kịp thời

Hoạt động 5: Tiết kiệm năng lượng

  1. Mục tiêu: Ngôi nhà thông minh giúp tiết kiệm năng lượng
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu hs đọc sgk

? Gia đình em sử dụng năng lượng nào

? Những năng lượng đó có tiết kiệm và ảnh hưởng tới môi trường ntn?

+ HS làm câu hỏi mục 3

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

5. Tiết kiệm năng lượng

- Hs trả lời: năng lượng thán đá, dầu mỏ

- Bằng thiết bị pin mặt trời, cối xay gió

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Mô tả

Đặc điểm của ngôi nhà thông minh

Người đi tới đầu, đèn tự động bật để chiếu sáng

 

Tin nhắn được gửi đến điện thoại của chủ nhà khi phát hiện ra sự xâm nhập trái phép.

 

Có tấm pin mặt trời ở mái nhà

 

Điều hoà tự điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với điều kiện tự nhiên xung quanh.

 

Chạm nút "Đi ngủ” trên màn hình điện thoại thì đến được tắt rèm được kéo vào cửa được đáng

 

Còi báo cháy kêu khi phát hiện nâng độ khỏi trong nhà vượt ngưỡng an toàn

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Mô tả

Đặc điểm của ngôi nhà thông minh

Người đi tới đầu, đèn tự động bật để chiếu sáng

Tính tiện nghi

Tin nhắn được gửi đến điện thoại của chủ nhà khi phát hiện ra sự xâm nhập trái phép.

Tính an toàn cao

Có tấm pin mặt trời ở mái nhà

Tiết kiệm năng lượng

Điều hoà tự điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với điều kiện tự nhiên xung quanh.

Tiết kiệm năng lượng

Chạm nút "Đi ngủ” trên màn hình điện thoại thì đến được tắt rèm được kéo vào cửa được đáng

Tính tiện nghi

Còi báo cháy kêu khi phát hiện nâng độ khỏi trong nhà vượt ngưỡng an toàn

Tính an toàn cao

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Ngôi nhà của em có đặc điểm nào của một ngôi nhà thông minh

Câu 2: Hãy vẽ hoặc mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước của em

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và thực tế để trả lời câu hỏi

Câu 2: HS có thể vẽ hoặc mô tả trước lớp

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Tải giáo án công nghệ 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ 10 cánh diều, giáo án công nghệ 10 cánh diều, GA lớp 10 cánh diều môn công nghệ, giáo án môn công nghệ 10 cánh diều

Giáo án lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay