Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn ngữ văn lớp 6 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)

Xem video về mẫu Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: TRUYỆN (TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)

THÁNH GIÓNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Xác định được chủ đề của truyện.
  • Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của truyền thuyết Thánh Gióng: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
  • HS biết nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết Thánh Gióng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng :
  • Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại truyền thuyết:
  • Xác định được chủ đề và đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật của truyện.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
  • Bồi dường tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Ngữ Văn 6 tập 1.
  • Một số tranh ảnh về nhân vật Thánh Gióng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Có lẽ các em đã ít nhất 1 lần được nghe, được người lớn kể hay đọc, xem tranh, xem phim hoạt hình về  nhân vật người anh hùng Thánh Gióng. Đây là một truyền thuyết xuất hiện từ thời các Vua Hùng và được nhân dân ta truyền tụng từ đời này qua đời khác đến tận bây giờ. Thánh Gióng được xếp vào loại truyện truyền thuyết hay nhất diễn tả lòng yêu nước - một tình cảm thiêng liêng, được nảy nở từ xa xưa của dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu truyền thuyết đặc sắc này qua bài học ngày hôm nay - Bài 1: Thánh Gióng.

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 CD KHÁC:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học về truyền thuyết để vận dung vào văn bản Thánh Gióng; đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu trước lớp.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn vấn đề: Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Nhưng người anh hùng Thánh Gióng là một nhân vật quen thuộc trong vốn tri thức, trải nghiệm, tiếp nhận của các em từ trước, khi các em đọc truyện tranh hay xem phim hoạt hình.

- GV yêu cầu HS xem lại khái niệm truyện truyền thuyết ở phần Kiến thức Ngữ Văn  sgk trang 14 để vận dụng vào truyện Thánh Gióng và lưu ý một số câu hỏi để vận dụng vào văn bản này:

+ Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?

+ Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo?

+ Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?

- GV gọi một HS đứng dậy đọc văn bản một cách diễn cảm trước lớp. Các HS khác trong lớp chú ý lắng nghe, theo dõi, hình dung và tưởng tượng.

- Sau khi đọc, GV kiểm tra mức độ hiểu biết của HS về một số từ ngữ khó có trong bài học (từ Hán Việt, từ địa danh đã chuyển nghĩa, mang tính ước lệ): sứ giả, áo giáp, tâu, truyền, khôi ngu, phúc đức, thụ thai, phi,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đại diện trong lớp đọc văn bản.

- Các HS khác chú ý lắng nghe, theo dõi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Đọc hiểu văn bản

a. Chuẩn bị

 

 

 

 

 

 

- HS xem lại khái niệm truyện truyền thuyết ở  phần Kiến thức ngữ văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Đọc hiểu

- HS đứng dậy đọc diễn cảm trước lớp.

- Các HS khác chú ý lắng nghe, theo dõi, bước đầu hình dung những hình ảnh đặc sắc trong tâm trí, chú ý về những chi tiết hư cấu của truyện, nắm vững các sự kiện chính, ghi nhớ được diễn biến câu chuyện.

- HS xem phần chú thích ở chân trang để hiểu chính xác nghĩa của từ.

 

CÁC GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 CD SOẠN CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết Thánh Gióng.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau khi đọc truyện, em hãy cho biết”

+ Truyện được chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV dẫn dắt vấn đề: Trong các câu chuyện truyền thuyết, đề tài đánh giặc cứu nước là một đề tài lớn, cơ bản, xuyên suốt. Những câu chuyện như vậy, tất yếu mở đầu bằng bối cảnh: đất nước, xóm làng đang chìm trong đau thương của chiến tranh. Thánh Gióng là truyện tiêu biểu cho đề tài này.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy xác định bối cảnh (thời gian, không gian) của câu chuyện?

- GV giải thích rõ hơn: Trong khoảng thời gian và không gian đó đã xảy ra một sự việc: “giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền sứ giả đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước”. Đây là tình huống khá điển hình ở các tác phẩm truyền thuyết: đất nước đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn: đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm này, lịch sử đòi hỏi phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài đánh giặc giúp dân cứu nước.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm những chi tiết liên quan đến sự ra đời của Thánh Gióng. Sự ra đời này có gì kì lạ, khác thường?

 

 

- Gv giải thích thêm: Vết chân khổng lồ (to hơn vết chân người thường) nơi đồng ruộng tạo sự tò mò về chủ nhân của nó, như một dấu hiệu ám chỉ rằng vết chân ấy không phải của một người bình thường. Đó là sức mạnh vô hạn, bí ẩn của tự nhiên được hình tượng hoá. Một số truyền thuyết dân gian còn gắn vết chân này với hình tượng Đổng Thiên Vương là thần sấm, có thân hình khống lồ, thích đi hái cà, mỗi lần đi để lại vết chân khổng lồ. Một trong nhữngphương cách mà tác giả dân gian thường dùng khi thần thánh hoá người anh hùng đó là gắn kết họ với các sức mạnh của tự nhiên.

- GV yêu cầu HS đọc nhanh một lần nữa đoạn 2 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những chi tiết nói lên những câu nói đầu tiên của Thánh Gióng? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì?

 

 

 

 

 

 

- GV giải thích thêm: Câu nói  “Ông về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa bằng sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bảng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này” cũng tạo kết nối liên văn bản giữa các truyện kể dân gian có sử dụng yếu tố kì ảo, đặc biệt là truyền thuyết. Nhân vật trong các truyện kể này thường là nhân vật chức năng, xuất hiện trong câu chuyện nhằm thực hiện một chức năng nào đó mà người kể chuyện đã sắp đặt cho nhân vật: Cậu bé làng Phù Đồng ra đời một cách khác thường (trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh) báo hiệu cậu sẽ là người thực hiện nhiệm vụ của lịch sử. Khi thời điểm thực hiện nhiệm vụ đến thì cậu bé sẽ cất tiếng nói đầu tiên, phải là tiếng nói nhận nhiệm vụ: đánh giặc cứu dân, cứu nước. Đó cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu thời khắc một cá nhân được tham gia vào công việc, thử thách chung của cả cộng đồng.

- Gv yêu câu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những ai đã góp phần nuôi chú bé? Điều này thể hiện ý nghĩa gì?

 

 

- Gv yêu cầu HS đọc nhanh một lần đoạn 3, chú ý các chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật.

- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết:  Ngựa sắt phun ra lửa, roi sắt quật giặc chết như ngả dạ và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ.

- GV giải thích thêm:

+ Việc thần kì hoá vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng là một chi tiết có ý nghĩa biểu tượng, ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương. Đó cũng là đặc điểm nổi bật của thời đại truyền thuyết - thời đại anh hùng trên nhiều phương điện, trong đó có những đổi thay lớn về công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu đúng như E. Engels nói: “Thời đại của cái cày sắt và thanh kiếm sắt”.

+ Chỉ tiết này còn cho thấy đã có rất nhiều người, đặc biệt ở đây là các thợ rèn - những người thợ thủ công anh hùng đã đóng góp công sức vào việc ra trận và đánh giặc của Thánh Gióng. Công sức ấy thể hiện ở sự vất vả, cố gắng ngày đêm của các thợ rèn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hiểu gì về chi tiết “tráng sĩ đánh giặc xong, cởi bỏ giáp sắt và bay thẳng lên trời”?

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Qua tìm hiểu 3 đoạn đầu của truyền thuyết, em hãy trình bày ngắn gọn cảm nhận của mình về hình tượng Thánh Gióng?

+ Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nêu nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV giải thích thêm: Đây cũng là một biểu hiện có tính chất đặc thù trong thi pháp của truyền thuyết. Người kể chuyện truyền thuyết có ý muốn tạo niềm tin ở người đọc, người nghe truyền thuyếtnên thường đưa vào các lời kể hàm ý về tính xác thực của câu chuyện. Đồng thời, nó cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo nhiều chỉ tiết sinh động, kì lạ làm tăng thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật; gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu đạt ý nghĩa thiêng liêng: Phong tục, địa danh hay các sản vật tự nhiên của đất nước đã được “lịch sử đặt tên, đã được “sinh ra một lần nữa” nhờ những chiến công vĩ đai trong sự nghiệp dưng nước, giữ nước của nhân dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Chủ để đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. Riêng ở bộ phận văn học dân gian thì truyền thuyết là thể loại tiêu biểu cho chủ đề này. Thánh Gióng là truyện đặc sắc, thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh của nhân dân đối với các thành tựu của tiền nhân trong lịch sử. Đến nay, câu chuyện dân gian này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước, ý thức công dân và sự tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ.

2. Tìm hiểu chi tiết văn bản

a. Bố cục

- Truyện được chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1 (“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu...cứ đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời của Thánh Gióng.

+ Đoạn 2 (“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm...ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước”): Sự lớn lên một cách kì lạ của Thánh Gióng.

+ Đoạn 3 (“Giặc đã đến chân núi Trâu...từ từ bay lên trời”): Thánh Gióng ra trận đánh giặc, giặc tan tác, Thánh Gióng bay về trời.

+ Đoạn 4 (“Vua nhớ công ơn...về sau gọi là làng Cháy”): Những dấu tích còn lại ngày nay.

- Truyện có những nhân vật: hai vợ chồng ông lão, vua, sứ giả, bà con làng xóm. Thánh Gióng là nhân vật chính.

b. Phân tích chi tiết

b1. Sự ra đời của Thánh Gióng

- Bối cảnh của câu chuyện:

+ Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu.

+ Không gian: không gian hẹp là một làng quê (làng Phù Đổng); không gian rộng là bờ cõi chung của đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những chi tiết liên quan đến sự ra đời của Thánh Gióng:

+ Hai vợ chồng ông lão nhà nghèo, chăm làm ăn và có tiếng phúc đức, nhưng chưa có con.

+ Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân to hơn vết chân người thường.

+ Bà ướm thử vào vết chân, không ngờ về nhà đã thụ thai.

+ Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé mặt mũi rất khôi ngô.

+ Chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy.

- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng làm nổi bật tính chất khác thường, hé mở rằng đứa trẻ này không phải người bình thường. Điều này nằm trong mối liên kết xuyên suốt văn bản truyền thuyết kể về người anh hùng: ra đời một cách khác thường, kì lạ - lập nên những chiến công phi thường - và sau đó từ giã cuộc đời cũng theo một cách không giống người bình thường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b2. Sự lớn lên một cách kì lạ của Thánh Gióng

- Những chi nói lên những câu nói đầu tiên của Thánh Gióng:

+ Thánh Gióng nói với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”.

+ Thánh Gióng nói với sứ giả: “Ông về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa bằng sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bảng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này”.

- Ý nghĩa của những chi tiết đó: Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc. Chi tiết thể ý thức đánh giặc cứu nước cứu dân, ý thức đối với đất nước được đặt lên hàng đầu, đúng như tác giả Lê Trí Viễn - Nguyễn Sỹ Bá đã nhận xét: “Không nói là để bắt đầu nói thì nói điều quan trọng, nói lời yêu nước, lời cứu nước”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bà con, làng xóm là người góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

-  Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên.

b3. Thánh Gióng ra trận đánh giặc, giặc tan tác, Thánh Gióng bay về trời

 

- Ý nghĩa của các chi tiết: Ngựa sắt phun ra lửa, roi sắt quật giặc chết như ngả dạ và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ:

+ Con ngựa sắt của tráng sĩ làng Phù Đống có nhiều đặc điểm kì ảo: có thể hí vang lên mấy tiếng (có bản kể còn ghi rõ đó là những tiếng “ghê rợn”), có thể phun ra lửa, bay lên trời,...

+ Roi sắt của tráng sĩ quật vào giặc, giặc chết như ngả rạ. Sau khi roi sắt gãy thì tráng sĩ đã nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát.

+ Để làm nên những chiến công thần kì, không chỉ có những thứ vũ khí (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Thánh Gióng đánh giặc bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc, đúng như lời Bác Hồ nói: “Ai có súng thì dựng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.”

 

 

- Ý nghĩa của chi tiết “tráng sĩ đánh giặc xong, cởi bỏ giáp sắt và bay thẳng lên trời”: Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về trời. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

b4. Những dấu tích còn lại ngày nay

- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh vô hạn của tự nhiên đất nước; sức mạnh và ý chí của nhân dân - những người thợ thủ công anh hùng, những người nông dân anh hùng, những binh lính anh hùng.... tầm vóc khổng lồ của Thánh Gióng là biểu tượng cho sự kết tinh của tất cả các sức mạnh đó: “người anh hùng Gióng là kết tinh của mọi khả năng anh hùng trong thực tiễn: nhân dân lao động anh hùng, phương tiện, vũ khí anh hùng, thiên nhiên đất nước anh hùng” (Cao Huy Đỉnh).

- Lời kể chứng tỏ câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: “Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đồng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng Tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy, nên mới ngả màu vàng óng như thế. Còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Và khi ngựa thét ra lửa có cháy mất cả một làng. Làng đó nay gọi làng Cháy”.

+ Ý nghĩa lời kể đó:  Lời kể về những dấu tích còn lại của người anh hùng làng Gióng trong quá trình đánh giặc cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng Thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào, nhớ ơn về sức mạnh thần kì của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm.

 

CÁC TÀI LIỆU NGỮ VĂN 8 CHẤT LƯỢNG:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của ông cha ta?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ của ông cha ta: Truyện phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta thời xa xưa - thời đại Hùng Vương. Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khỏe Phù Đổng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khỏe Phù Đổng vì:

+ Phù Đổng là nơi làng quê nơi Thánh Gióng ra đời một cách kì lạ và lớn lên một cách kì diệu.

+ Lấy tên đại hội thể dục thể thao là Hội khỏe Phù Đổng thể hiện sức mạnh, sức khỏe, sự mạnh mẽ, của thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp    đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm (bản word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án ngữ văn 6 cánh diều, giáo án word văn 6 cánh diều, tải giáo án ngữ văn 6 cánh diều đầy đủ

Giáo án lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay