Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
KHỞI ĐỘNG
Có ba bình: một bình chứa nước, một bình chứa rượu và một bình chứa giấm ăn. Làm thế nào để phân biệt được chúng?
Nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ.
Thảo luận nhóm
Nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi thể ở hình 6.1
Vật thể | Tính chất vật lí | |||
Thể | Màu sắc | Mùi vị | Tính chất khác | |
Dây đồng | Rắn | Nâu đỏ | Không mùi | Dẫn điện, dẻo |
Kim cương | Rắn | Trong suốt | Không mùi | Cứng |
Đường | Rắn | Màu trắng | Vị ngọt | Tan trong nước |
Dầu ô liu | Lỏng | Màu trắng | Thơm | Sánh, không tan trong nước |
Tìm hiểu thêm
Vì sao các dụng cụ nấu ăn như nồi, xoong, chảo,…. thường làm bằng inox có thành phần chính là sắt; nhưng phần tay cầm của chúng lại làm bằng gỗ hoặc nhựa?
Quan sát hình 6.2, cho biết:
- Ở hình a, gỗ cháy thành than có còn giữ được tính chất ban đầu không?
- Hình b dây xích xe đạp bị gỉ, gỉ sắt có phải là sắt hay không?
- Chất mới tạo thành trong hai hình a, b là chất nào?
Những đồ vật bằng sắt (khóa cửa, dây xích...) khi được bôi dầu mỡ sẽ không bị gỉ? Vì sao?
KẾT LUẬN
Một số tính chất vật lý của chất
Thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt…
Tính chất hóa học là khả năng một chất biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng cháy, khả năng phân hủy, khả năng tác dụng với chất khác.
Thí nghiệm sự chuyển thể của chất
Tiến hành thí nghiệm như hình 6.4 và điền các thông tin vào bảng sau:
Thí nghiệm | Cách tiến hành | Yêu cầu | Kết quả và nhận xét |
1 | - Cho 4 – 6 viên nước đá vào hai cốc thủy tinh A, B khô. - Cốc A đun nóng nhẹ, cốc B để yên không đun. | 1. Ghi lại khoảng thời gian các viên nước đá trong cốc tan hoàn toàn. 2. So sánh khoảng thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc A và cốc B. 3. Quan sát và nhận xét mặt ngoài của cốc B. |
|
2 | - Tiếp tục đun nóng cốc A đến khi nước sôi. - Theo dõi nhiệt độ qua nhiệt kế. | 1. Quan sát sự xuất hiện bọt khí và ghi lại nhiệt độ trong cốc A, mỗi lần cách nhau 1 phút. 2. Mô tả các hiện tượng khi nước sôi. Khi nước sôi ghi lại nhiệt độ 3 lần cách nhau 1 phút. 3. So sánh các giá trị nhiệt độ ghi lại được trước và sau khi nước sôi. |
|
Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì?
Trình bày quá trình diễn ra sự bay hơi, sự ngưng tụ.
Sự bay hơi và sự sôi khác nhau ở điểm nào?
Trình bày quá trình diễn ra sự sôi và khái niệm sự sôi.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của chất?
Câu 2. Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của đường?
Câu 3. Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là
Câu 4. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra ở nhiệt độ xác định?
VẬN DỤNG
Vì sao cần bảo quản những chiếc kem trong ngăn đá của tủ lạnh?
Trả lời: Vì khi để ở ngoài tủ lạnh que kem sẽ bị chảy ra. Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, kem được đông đặc và giữ được thể rắn như ban đầu.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài và làm bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài mới Bài 7: Oxygen và không khí
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác