Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
GIÁO ÁN DẠY THÊM TOÁN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
ÔN TẬP “TẬP HỢP”
- Rèn HS kĩ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu .
- Biết tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật.
- Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Nhận biết tập hợp và các phần tử của nó.
- Mô tả được một tập hợp
- Biểu diễn được tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV dán một số bức tranh và yêu cầu HS tìm ra tập hợp trong các bức tranh đó.
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Tập hợp”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “tập hợp” trước khi thực hiện các phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. | 1. Tập hợp và phần tử của tập hợp + Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp. + x là một phần tử của tập A, kí hiệu là x ∈ A (đọc là x thuộc A). + y không là phần tử của tập A, kí hiệu là y ∉ A (đọc là y không thuộc A). Ví dụ: Tập hợp M = {3; 5; 7; 9; 12} + 12 ∈ M (12 thuộc M) + 8 ∉ M (8 không thuộc M) 2. Hai cách mô tả một tập hợp Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc kép theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần. Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp Ví dụ: Cách 1. H = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6} Cách 2. H = {n| n là số tự nhiên nhỏ hơn 7} |
*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?
Câu 2: Cho B = {0; 3; 5; 7; 9}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
Câu 3: Cho K là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ "HOANG HON". Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?
Câu 4: Cho M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ "HÂN HOAN". Cách viết nào là đúng?
Câu 5: Viết tập hợp A = {10; 11; 12; 13} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng
Câu 6: Cho hình vẽ Tập hợp D là?
Câu 7: Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 20 và không lớn hơn 27. Kết luận nào sau đây sai?
Câu 8. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 7 gồm bao nhiêu phần tử?
Câu 9. Cho hai tập hợp B ={a; b}; P ={b; x; y}. Chọn nhận xét sai
Câu 10. Tập hợp S các tháng chẵn trong năm là
|
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
1 - D | 2 - D | 3 - A | 4 - C | 5 - C | 6 - D | 7 - C | 8 - C | 9 - B | 10 - D |
*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, ghi câu trả lời cho phiếu bài tập số 2 trong tờ giấy A0:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Bài 1. Cho tập hợp các chữ cái X = {A, C, O} a. Tìm cụm chữ tạo thành từ các chữ của tập hợp X. b. Viết tập hợp X bằng cách chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của X. Bài 2. Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A · Bùi Chí Dũng · Lê Thị Trà My · Bùi Ngọc Ánh · Hoàng Anh Tuấn · Nguyễn Ngọc Quỳnh · Đỗ Mỹ Dung · Bùi Thị Cẩm Nhung a. Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ Bùi b. Viết tập hợp các họ của các bạn trong tổ 1 Bài 3. Cho Y = {x | x là số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 2} Trong các số 2, 4, 8, 10, số nào thuộc Y, số nào không thuộc Y? Dùng ký hiệu để viết câu trả lời. Bài 4. Cho X là tập hợp các số lẻ vừa lớn hơn 8, vừa nhỏ hơn 17. Viết tập hợp X bằng hai cách. Bài 5. Cho tập hợp M = {8; 9; 10; …; 57} a. Tìm số phần tử của tập hợp M b. Viết tập hợp M bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp? |
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a. Chẳng hạn cụm từ “CA CAO” hoặc “CÓ CÁ” b. X = {x: x-chữ cái trong cụm chữ “CA CAO”} Bài 2. a. Tập hợp tên các bạn cùng họ là T = {Dũng; Ánh; Nhung} b. Tập hợp các họ của các bạn trong tổ là H = {Bùi; Lê; Hoàng; Nguyễn; Đỗ} Bài 3. Ta viết lại tập hợp Y = {2; 4; 6; 8} Vậy ta có: 2 ∈ Y; 4 ∈ Y; 8 ∈ Y; 10 ∉ Y Bài 4. Ta viết tập hợp X bằng hai cách: X = {9;11; 13; 15} X = {x | x là số lẻ và 8 < x < 17} Bài 5. a. Số phần tử của M: (57 – 8) + 1 = 50 b. M = {x ∈ N | 8} |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác