Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo

Giáo án dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo có đủ cả năm. Đây là giáo án của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về là giáo án word, chỉnh sửa được. Cách tải dễ dàng. Giáo án dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi chính tả...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo

I. VỀ BỘ SÁCH NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI

NGUYỄN THỊ HỒNG NAM - NGUYỄN THÀNH THI (đồng Chủ biên)

NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO - TRẦN LÊ DUY - PHAN MẠNH HÙNG

TĂNG THỊ TUYẾT MAI - NGUYỄN THỊ NGỌC THUÝ

II. GIÁO ÁN WORD DẠY THÊM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT   : VĂN BẢN 1:  NAM QUỐC SƠN HÀ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Cảm nhận được tinh thần yêu nước và chủ quyền dân tộc của nhà thơ.
  • Tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, cũng như biện pháp nghệ thuật của tác giả.
  1. Năng lực chung

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập hợp tác để giải quyết vấn đề hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thơ Nam quốc sơn hà.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài thơ

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Về phẩm chất

- Rèn luyện đức tính chăm chỉ có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày.

- Có trách nhiệm, ý thức tham gia thảo luận để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

-   Giáo án

-   Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-   Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

-   Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

-   Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nam quốc sơn hà.
  3. Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video clip giới thiệu về tác giả Lý Thường Kiệt cũng như cuộc kháng chiến chống quân Tống.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện

-   GV dẫn dắt vào bài: Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 tại quảng trường Ba Đình do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn được xem là một trong những bản tuyên ngôn độc lập mở ra một thời kì mới của dân tộc. Song ngược dòng lịch sử về trước, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam phải kể đến bài thơ thần Nam quốc Sơn hà do Thái úy Lý Thường Kiệt chắp bút. Đây được xem là một tuyên ngôn hùng hồn về độc lập chủ quyền của dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu về bài thơ Nam quốc sơn hà – Tiết 1- Bài 1 sau đây.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập kiển thức văn bản “Nam quốc sơn hà”

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững nội dung chính của VB Nam quốc sơn hà.
  2. Nội dung: HS thảo luận trả lời câu hỏi được phân công
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, sự nghiệp sáng tác

- Sau đó nêu lại những nội dung chính về tác phẩm ( thể thơ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc,...)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

* Cuộc đời

- Năm 23 tuổi ông được bổ nhiệm làm Hoàng Môn Chi Hầu rồi thăng dần lên Thái Úy.

- Làm quan qua 3 triều Vua: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông.

- Có công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm bảo vệ vững chắc độc lập nước nhà.

- Năm 1077 ông đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên sông Như Nguyệt..

2. Tác phẩm

- Năm 1076 quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

+ Đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc

- Đặc sắc về nghệ thuật

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn

+ Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc

+ Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc

+  Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nam quốc sơn hà.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: HS phân tích được văn bản Nam quốc sơn hà.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-     Hãy phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

I. Phân tích bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.

1, Mở bài

 - Giới thiệu tác giả Lý Thường Kiệt và cuộc kháng chiến chống quân Tống của ông, đồng thời khẳng định Nam quốc sơn hà là bài thơ thần xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

 - Khái quát nội dung bài thơ

- Trích dẫn bài thơ

2, Thân bài

a. Khái quát đầu

- Lý Thường Kiệt là một vị tướng anh dũng người đã có đóng góp vô cùng quan trọng trong trận chiến lịch sử đánh đuổi 25 vạn quân Tống năm 1076. Và Nam quốc sơn hà được mệnh danh là một trong những áng văn mẫu mực bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam .

- Bài thơ Nam quốc sơn hà được viết bằng chữ Hán sáng tác năm 1076 theo thể thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Nhan đề bài thơ do người biên soạn đặt.

Đến nay cũng chưa rõ người sáng tác song nhiều ý kiến khẳng đinh nó là do thái úy Lý THường Kiệt sáng tác.

b. Phân tích

 - Phân tích bài thơ bài thơ đề thấy lòng tự tôn dân tộc ý thức toàn vẹn lãnh thổ của tác giả.

 - 2 câu đầu: khẳng định độc lập chủ quyền và tính tất yếu không thể thay đổi

-      Câu thơ đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.

-         Trong câu thơ đầu tác giả dùng từ “Nam quốc” và “Nam đế”. Để khẳng định sự chính danh của quốc gia của các bậc đế vương có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Tác giả dùng “Nam đế” như một cách khẳng định vị thế của nước Nam ngang hàng với phương Bắc.

-     Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tách hai vế “sông núi nước Nam” và “Vua Nam ở” có sự quan hệ mật thiết với nhau. Cho thấy ý thức về không gian lãnh thổ đất nước quan trọng nhưng việc xác định quyền làm chủ đối với lãnh thổ ấy còn quan trọng hơn.

-     Cơ sở xác định chủ quyền dân tộc được thể hiện vô cùng rõ qua câu thơ thứ hai:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trong câu thơ này tác giả dùng từ “tiệt nhiên” “Định phận”. Điều này đã được khẳng định ở “thiên thư” (sách trời). Nó giống như một định luật, một điều hiển nhiên về chủ quyền đất nước mà không ai có thể chố cãi được.

ð    Nếu câu đầu là sự khẳng định thì câu thơ thứ hai là sự chứng minh. Tuy có phần duy tâm song nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử đương thời.

 

-                2 câu cuối: Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

-     Từ việc khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã đi đến lời lên án và khẳng định đanh thép về ý chí quyết tâm chống giặc của con dân Đại Việt.

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

-         Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ  vừa thể hiện thái độ ngạc nhiên lại khinh bỉ. Ngạc nhiên bởi chúng dám chống lại ý trời, can thiệp vào sự xoay vần của tạo hóa. Khinh bỉ là bởi một nước vốn cho mình ở vị thế cao hơn nhưng lại ỉ mạnh ăn hiếp nước yếu.

ð  Chính vì lẽ đó nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước chính là hợp lòng dân ý trời. Ta bảo vệ đất nước giang sơn mà tổ tiên bao đời gây dựng bảo vệ cuộc sống của những người dân nghèo, ta bảo vệ chính nghĩa.

-          Vì thế nên đứa nào dám xâm phạm chủ quyền “Nam quốc” đều sẽ chịu trừng phạt thích đáng.

“Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

=>  Kết quả này chính là một lẽ tất yếu không hề viển vông cũng không ảo tưởng. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố của lòng dân, của tình yêu nước mãnh liệt và của cả ý trời.

c. Khái quát cuối

- Nghệ thuật

-     Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn

-     Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc

-     Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc

- Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến

- Ý nghĩa bài thơ

-          Đây được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, được coi như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu.

3. Kết bài

- Khái quát lại những nét đặc sắc về tác phẩm

- Khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Đại Việt.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PBT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu 1: Bài thơ Nam quốc sơn hà được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ Hán B. Chữ Nôm
  2. Chữ Quốc ngữ D. Chữ viết khác

 

Câu 2: Nam quốc sơn hà được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú
  2. Thất ngôn trường thiên D. Thất ngôn

 

Câu 3: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì đã thể hiện được nội dung nào?

  1. Khẳng định được truyền thống đấu tranh chống xâm lược hàng ngàn năm của dân tộc.
  2. Thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
  3. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
  4. Khẳng định chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước.

 

Câu 4: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?

  1. Áng thiên cổ hùng văn
  2. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
  3. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
  4. Bài thơ có một không hai

 

Câu 5: Giọng điệu của bài thơ là gì?

  1. Dõng dạc, đanh thép
Tải giáo án word dạy thêm ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 8 sách mới, giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, giáo án dạy thêm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo , giáo án ngữ văn 8 CTST

Giáo án lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay