Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - KNTT

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

SAU TRẬN MƯA RÀO

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé. 

Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp… Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa ấy. 

Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ như nhung gấm bạc, vàng, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên ngập tràn hạnh phúc, vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc; có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. 

Victor Hugo

Câu 1 (0,5 điểm). Tên các loài chim và hoa xuất hiện trong đoạn văn là gì?

A. Chim: sung, chim sẻ, chích chòe; hoa cẩm chướng.

B. Chim: chích chòe, gõ kiến; hoa: cẩm chướng, kim hương, sung.

C. Chim: chích chòe, chim sẻ, gõ kiến; hoa: cẩm chướng, kim hương.

Câu 2 (0,5 điểm). Sau trận mưa rào mùa hè, mặt đất được so sánh với hình ảnh nào?

A. Đôi môi em bé.

B. Da em bé. 

C. Đôi mắt em bé.

Câu 3 (0,5 điểm).Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp.

B. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng.

C. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa ấy.

Câu 4 (0,5 điểm). Đoạn văn thể hiện nội dung gì?

A. Tả tiếng hót của các loài chim trong khu vườn.

B. Tả vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của cảnh vật sau trận mưa rào.

C. Tả khu vườn sau trận mưa rào.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (1,5 điểm). Gạch chân các tính từ trong đoạn thơ sau:

Hoa cà phê thơm lắm em ơi

Hoa cùng một điệu với hoa nhài

Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

Như miệng em cười đâu đây thôi.

Câu 6 (2,5 điểm). Trong bài thơ sau, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp nhân hóa ở những từ ngữ nào? Tác dụng của biện pháp nhân hóa đó là gì?

BUỔI SÁNG NHÀ EM

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng

Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi

Cái na đã tỉnh giấc rồi

Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao!

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

B.TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Rừng phương Nam

Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

B

A

B

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 5

(1,5 điểm)

Hoa cà phê thơm lắm em ơi

Hoa cùng một điệu với hoa nhài

Trong ngà trắng ngọc, xinhsáng

Như miệng em cười đâu đây thôi.

- HS tìm được đầy đủ 5 tính từ

- HS tìm được 3 – 4 tính từ

- HS tìm được 1 – 2 tính từ

 

 

 

 

1,5 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm

Câu 6

(2,5 điểm)

- Trong bài thơ Buổi sáng nhà em, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp nhân hóa ở những từ ngữ: ông trời,  sân vấn khăn, cậu mèo, mụ gà, thằng gà trống huyên thuyêncái na tỉnh giấc, đàn chuối đứng vỗ tay cười vuichị tre chải tócnàng mây ghé vào soi gươngbác nồi đồng hát chổi loẹt quẹt lom khom. (tổng 18 từ, cụm từ)

+ HS tìm được 15 - 18 từ, cụm từ: 1,5 điểm

+ HS tìm được 10 – 14 từ, cụm từ: 1,0 điểm

+ HS tìm được 5 – 9 từ, cụm từ: 0,5 điểm

+ HS tìm được dưới 5 từ: 0,25 điểm

 

- Tác dụng: 

+ Khiến các sự vật trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn với con người

+ Giúp người đọc cảm nhận bức tranh cảnh vật buổi sáng tươi đẹp, nhộn nhịp, sinh động, tràn đầy sức sống.

1,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

Tham khảo dàn ý bài văn tả con mèo

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu chung về con mèo: là vật nuôi quen thuộc, là người bạn gần gũi, thân thiết với con người

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Miêu tả ngoại hình:

+ Bộ lông màu gì?

+ Đầu tròn như trái banh…

+ Đôi mắt long lanh, tròn như hai hòn bi ve

+ Hai cái tai hình tam giác vểnh lên

+ Chiếc mũi ươn ướt, phơn phớt hồng

+ Bộ ria dài, vểnh lên oai vệ

- Cái đuôi dài, lúc nào cũng vẫy vẫy

- Chân có móng vuốt

- Miêu tả hoạt động:

+ Ban ngày vui chơi, nô đùa thảnh thơi

+ Khi ăn thì nhẹ nhàng

+ Khi bắt chuột thì đôi mắt mở to, chăm chú nhìn về phía con mồi, tốc độ nhanh tóm gọn con mồi bằng bộ vuốt sắc nhọn… 

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về loài mèo.

- Nêu tình cảm với con mèo nhà em nuôi (nếu có).

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

 

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

2

 

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

1,0

3,5

 

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

3,0 

30%

4,5

45%

2,5

25%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

 

 

Nhận biết

- Nêu được sự vật trong đoạn văn.

- Nêu được các hình ảnh so sánh trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Xác định được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài.

- Hiểu được nội dung của đoạn văn.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được các tính từ trong đoạn thơ.

 

1

C5

 

Kết nối

- Xác định được biện pháp nhân hóa trong bài thơ.

- Phân tích được tác dụng của biện pháp nhân hóa.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được các chi tiết về con mèo. 

- Nêu được cảm nhận, tình cảm của bản thân với loài mèo.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Kết nối, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối tri thức.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com