CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
BÀI 12: NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI
ĐỌC: NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?
- Ma-ri-na.
- Ma-ri-a.
- Na-di-a.
- Giáo sư đại học.
Câu 2: Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình có mấy đời là giáo sư đại học?
- 4 đời.
- 5 đời.
- 6 đời.
- 7 đời.
Câu 3: Điều lạ mà Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì?
- Tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa, nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà bỗng nhiên dừng chuyển động.
- Tách trà không trượt trong đĩa.
- Nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà thoạt đầu trượt trong đĩa vẫn tiếp tục chuyể động.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 4: Ma-ri-a đi vào bếp làm gì?
- Đòi mẹ làm bánh cho ăn.
- Mang bộ đồ trà ra chơi.
- Lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm.
- Đổ nước vào tách trà để làm thí nghiệm.
Câu 5: Ma-ri-a nói với ai về phát hiện của mình?
- Mẹ của Ma-ri-a.
- Gia nhân trong nhà Ma-ri-a.
- Giáo sư đại học.
- Cha của Ma-ri-a.
Câu 6: Cha Ma-ri-a đã nói gì sau khi nâng bổng con gái lên vai và đi thẳng ra phòng khách?
- “Đây thật là một phát hiện thú vị”.
- “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc”.
- “Con gái ba thiệt là giỏi”.
- “Con gái của ba thông minh quá, ba tự hào về con”.
Câu 7: Ma-ri-a sau này trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng ở đâu?
- Úc.
- Ca-na-da.
- Pháp.
- Mỹ.
Câu 8: Ma-ri-a được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí năm bao nhiêu?
- Năm 1962.
- Năm 1963.
- Năm 1974.
- Năm 1965.
Câu 9: Từ “gia tộc” trong bài có nghĩa là gì?
- Tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống.
- Tập hợp những gia đình khá giả.
- Tập hợp gia đình đông con sống chung với nhau.
- Tập hợp nhiều gia đình có truyền thống lâu đời.
Câu 10: Ma-ri-a lấy dụng cụ làm thí nghiệm ở đâu?
- Phòng khách.
- Phòng ăn.
- Phòng ngủ.
- Nhà bếp.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì?
- Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.
- Khi giữa tách trà và đĩa không có nước thì tách trà sẽ đứng yên.
- Tách trà sẽ chuyển động khi có một chút nước giữa tách trà và đĩa.
- Tách trà sẽ rơi khỏi đĩa nếu có đĩa có quá nhiều nước.
Câu 2: Cha cảm thấy như thế nào khi Ma-ri-a nói với cha về phát hiện của mình?
- Căng thẳng lo âu.
- Hết sức lo lắng.
- Hồi hộp mong đợi.
- Hết sức vui mừng.
Câu 3: Mục đích Ma-ri-a làm thí nghiệm là gì?
- Giải đáp thắc mắc cho cha.
- Tìm câu trả lời cho điều lạ mà mình thấy.
- Tò mò về chuyển động của nước trong tách trà.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 4: Tại sao Ma-ri-a lại nói với cha về phát hiện của mình?
- Vì Ma-ri-a muốn cha khen mình.
- Vì Ma-ri-a muốn cha là người biết đầu tiên.
- Vì Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp.
- Vì Ma-ri-a muốn là người giỏi nhất trong mắt cha.
Câu 5: Ma-ri-a làm gì sau khi nghĩ mãi mà không tìm được câu trả lời cho mình?
- Lặng lẽ rời khỏi phòng khách.
- Không nghĩ nữa.
- Đi chơi cho đầu óc khuây khỏa.
- Hỏi cha.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu nói “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi” của người cha thể hiện điều gì?
- Cha khen ngợi, tự hào và đặt kì vọng vào con gái mình.
- Cha vui vì con gái có thể tiếp nối truyền thống của gia tộc.
- Cha đặt kì vọng lớn vào con gái.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 2: Qua bài đọc có thể thấy Ma-ri-a là người như thế nào?
- Hòa đồng vui vẻ.
- Thích quan sát và muốn tìm hiểu những điều mới mẻ.
- Tự tin vào bản thân mình.
- Dè dặt khó gần.
Câu 3: Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
- Chỉ cần tin vào bản thân mình thì sẽ thành công.
- Chúng ta cần phải biết quan sát và tìm kiếm câu trả lời cho mình.
- Không nên quá tò mò về mọi thứ.
- Có niềm tin thì sẽ thành công.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện nào dưới đây cũng kể về một nhà bác học?
- Thi nhạc.
- Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Đánh nhau với cối xay gió.
- Nhà bác học và bà cụ.
Câu 2: Tách trà và đĩa thuộc từ loại nào dưới đây?
- Danh từ chung.
- Danh từ riêng.
- Động từ.
- Tính từ.