Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - KNTT

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Vai diễn cuối cùng

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính,đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)

Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

A. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.

B. Là một diễn viên nghỉ hưu, sống với gia đình ở một làng miền núi.

C. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.

Câu 2 (0,5 điểm). Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?

A.  Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình.

B. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy tay chào mọi người.

C. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát?

A. Vì đây là vai ông đóng lúc đã về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ.

B.  Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời.

C. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện có ý nghĩa gì?

A. Một hành động nhỏ bé của ta cũng có thể đem lại sự ấm áp cho người khác.

B. Hãy giúp đỡ mọi người hết sức có thể.

C. Chúng ta cần sống vì mọi người, không ích kỉ, hẹp hòi.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Các em hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định đó là loại trạng ngữ gì.

a. Ở thế giới thần tiên, những nàng công chúa đều thật xinh đẹp và duyên dáng.

b. Với sự đồng lòng và quyết tâm, đội của em đã chiến thắng giải đấu.

c. Để làm được bài toán này, em đã nhờ bạn Nam giảng lại lời cô giáo dạy.

d. Ngày ngày bố chở em đến trường bằng chiếc xe đạp cũ.

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Anh ấy là một người rất năng ………..

b. Anh ấy có năng ………. hơn hẳn những người khác.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Hạt sương

Sáng tinh mơ, tôi mở to đôi mắt ngái ngủ lơ mơ, đi ra ven bờ ao. Những cây sen dưới ao đang ngủ, còn chưa tỉnh giấc.

Một giọt sương bò đi bò lại, trên mặt lá sen, giống như một bé gái sơ sinh tinh nghịch. Vì chuyện gì mà giọt sương vui sướng đến mức lăn lê bò toài như vậy hay là nó bị mặt trời đỏ mới nhô lên chiếu vào làm chói lóa, không mở mắt ra được.

Hạt sương là mồ hôi của lá sen, cũng là nước mắt của lá sen, lăn nhẹ trên đôi má của lá sen. Ở những chỗ nó chạy qua, trên gò má của lá sen, còn để lại vết nước mắt.

(Theo Vương Quân Phi)

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả loại cây ăn quả mà em yêu thích nhất.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

C

B

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm): Mỗi câu đúng, đủ ý được 0,5 điểm

a. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: ở thế giới thần tiên.

b. Trạng ngữ chỉ phương tiện: với sự đồng lòng và quyết tâm.

c. Trạng ngữ chỉ mục đích: để làm được bài toán này.

d. Trạng ngữ chỉ phương tiện: bằng chiếc xe đạp cũ.

Câu 6 (2,0 điểm): Mỗi câu đúng, hợp lí về ngữ nghĩa được 0,5 điểm

a. Anh ấy là một người rất năng động/ nổ.

b. Anh ấy có năng lực hơn hẳn những người khác. 

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu về cây ăn quả mà em thích.

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Tả bao quát cây ăn quả.

- Tả chi tiết từng bộ phận: thân cây, rễ cây, lá cây, hoa, quả…/ tả từng thời kì phát triển…

- Công dụng

- Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với loại cây ăn quả đó (nếu thích)

C. Kết bài (0,5 điểm)

Nêu tình cảm của em với cây ăn quả đó.

 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

 

 

1

 

1

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

 

1

2

1

2

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

 

0,5

3,5

0,5

4,5

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

1,0 

10%

4,0

40%

5,0

50%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Chỉ ra được các nhân vật, chi tiết, sự kiện trong bài đọc.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Lí giải được các chi tiết bằng thông tin của bài học và bằng suy luận của bản thân.

 

1

 

C3

Vận dụng

Rút ra bài học, ý nghĩa câu chuyện.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Kết nối

- Xác định được thành phần trạng ngữ và gọi tên loại trạng ngữ.

 

1

C5

 

Vận dụng

- Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống sao cho câu phù hợp về ngữ nghĩa, logic.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được các chi tiết, bộ phận của cây ăn quả. 

- Bày tỏ cảm nhận, tình cảm của bản thân với cây ăn quả đó.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Kết nối, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Kết nối tri thức.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net