A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
CUỘC NÓI CHUYỆN CỦA CÁC ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.
Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”
Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!
(Học sinh Hà An)
Câu 1 (0,5 điểm). Chị bút mực than vãn về điều gì?
A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.
B. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.
C. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.
Câu 2 (0,5 điểm). Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực?
A. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.
B. Anh bút chì, anh thước kẻ.
C. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi?
A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
C. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.
Câu 4 (0,5 điểm). Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập?
A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.
B. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.
C. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt. Để khỏi ngã, tôi thường tháo phăng đôi dép nhựa và bước đi bằng cách bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường. Đôi khi chúng tôi phải đi cắt qua cánh rừng vầu, rừng nứa vì nhiều khúc đường ngập trong nước lũ.
(Theo Đỗ Đăng Dương)
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp học.
b. Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá.
c. Cô giáo tôi là người vùng xuôi.
d. Mùa hè của Diệu là những buổi ra chợ cùng mẹ.
B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc đó.
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | C | B | B |
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt.
Để khỏi ngã, tôi thường tháo phăng đôi dép nhựa và bước đi bằng cách bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường.
Đôi khi chúng tôi phải đi cắt qua cánh rừng vầu, rừng nứa vì nhiều khúc đường ngập trong nước lũ.
Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
a. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp học.
CN VN
b. Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá.
CN VN
c. Cô giáo tôi là người vùng xuôi.
CN VN
d. Mùa hè của Diệu là những buổi ra chợ cùng mẹ.
CN VN
B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (2,0 điểm) | 1. Viết đúng hình thức, yêu cầu của đoạn văn. Nêu lí do em thích một câu chuyện. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. | 1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,75 điểm) Giới thiệu sự việc: địa điểm, thời gian tổ chức, những người tham gia hoạt động,… B. Thân bài (1,75 điểm) Nêu diễn biến của sự việc theo trình tự thời gian: bắt đầu – tiếp theo – kết thúc,… (cần nêu các hoạt động, việc làm đúng với những gì em đã tham gia hoặc chứng kiến). C. Kết bài (0,75 điểm) Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được tham gia, chứng kiến hoặc nêu việc mình muốn làm tiếp theo để thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 3,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 1 |
|
| 0 | 2 | 2,0 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
| 6,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 2,0 20% | 6,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại để xác định từ loại được sử dụng trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được các thành phần của câu. | 0,5 |
| C6 |
|
Kết nối | - Xác định được trạng ngữ trong câu. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. | 1,5 |
| C5, C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được hình thức của đoạn văn. - Nêu được lí do yêu thích một câu chuyện. - Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C7 |
|
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn. - Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được tham gia, chứng kiến. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|