A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: "Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé".
Người bán vé trả lời: "3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?"
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: "Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!".
Bạn tôi từ tốn đáp lại: "Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bạn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình với 3 đô la".
(Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp)
Câu 1 (0,5 điểm). Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Bảy tuổi trở xuống.
B. Sáu tuổi trở xuống.
C. Năm tuổi trở xuống.
Câu 2 (0,5 điểm). Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
B. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
C. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cho cậu bé bốn tuổi.
Câu 3 (0,5 điểm). Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
B. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi.
C. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi.
Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao người bạn của tác giả lại không "tiết kiệm 3 đô la theo cách đó?
A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.
C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Vườn cây trở lá thì thào
Em nghe đất thở ngọt ngào phù sa
Tháng ba nao nức tháng ba
Ông sấm ông chớp đi xa đã về
(Theo Lê Thị Mây)
a. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên nhân hóa những vật và hiện tượng tự nhiên nào? Nhân hóa ở những từ ngữ, chi tiết nào?
b. (1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa trên.
Câu 6 (2,0 điểm). Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:
Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em đã từng thấy ở vườn thú hoặc trên ti vi.
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | A | B | C |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm)
a. - Những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa là: vườn cây, đất, sấm, chớp.
- Vườn cây, đất có hoạt động như người: thì thào, thở. Sấm, chớp được gọi bằng từ xưng hô của người: ông.
b. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà đoạn thơ trở nên hấp dẫn, sinh động và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh nhân hóa này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự nhộn nhịp và mong chờ của các sự vật khi tháng ba về.
Câu 6 (2,0 điểm)
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý được liệt kê.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Nội dung đáp án | Biểu điểm |
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng Tham khảo dàn ý bài văn miêu tả con hổ trong vườn thú. A. Mở bài (0,5 điểm) Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em nhìn thấy, được quan sát con hổ. B. Thân bài (2 điểm) - Tả ngoại hình: + Kích thước + Màu sắc, hoa văn bộ lông + Hàm răng, móng vuốt + Đuôi + Đôi mắt, cái tai,… - Tả hoạt động của con hổ: + Khi em quan sát hay nhìn thấy con hổ, con hổ đang làm gì? + Khi thấy mọi người vây quanh nhìn, con hổ phản ứng ra sao? - Tả môi trường sống: + Nơi em thấy con hổ sống như thế nào? + Thức ăn của hổ là gì? C. Kết bài (0,5 điểm) Nêu cảm nghĩ của em.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 3 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 0,5 |
| 1,5 |
|
| 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 0,5 | 2 | 2,5 |
| 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 4,5 |
| 2,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 5,5 55% | 2,5 25% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa. |
| 0,5 | C5.a |
|
Kết nối | - Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa. - Phân tích tác dụng của dấu gạch ngang |
| 1,5 | C5.b, C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
| 4 |
|
|
| ||
Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả được con vật em đã được thấy ở vườn thú hoặc ti vi. - Nêu được cảm nhận, suy nghĩ về con vật. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 |
|
|