A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Cậu bé nạo ống khói
Trước cổng trường, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng và cậu khóc nức nở.
Có hai, ba nữ sinh đi qua. Họ lại gần hỏi tại sao cậu khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi:
- Kìa nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao lại khóc?
Cậu bé bỏ tay xuống, để lộ khuôn mặt trông rất hiền hậu. Cậu bé kể lại việc cậu vừa đi nạo ống khói kiếm được ba hào nhưng chẳng may vô ý bỏ tiền vào cái túi quần bị thủng nên rơi mất. Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh. Nói rồi cậu càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.
Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:
- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta góp nhau lại.
Một bạn khác cũng nói: “Mình cũng có hai xu đây. Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào !”. Một vài cô nữ sinh mang tiền đi mua vở và mua hoa liền vội vàng đem tiền đến….
Số tiền ba hào đã đủ nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền cũng đem cho những chùm hoa nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.
Bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”. Tức thì các học sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ. Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà trong túi áo và cả mũ của cậu có không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.
(Theo A-mi-xi)
Câu 1 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây bao gồm các chi tiết miêu tả ngoại hình cậu bé nạo ống khói?
A. Người cậu đen ngòm những bồ hóng; khuôn mặt trông rất hiền hậu
B. Đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay; khóc nức nở mãi
C. Khuôn mặt trông rất hiền hậu; khóc thảm thiết, như kẻ tuyệt vọng
Câu 2 (0,5 điểm). Câu chuyện kết thúc như thế nào?
A. Các nữ sinh ném cho cậu bé một ít tiền rồi vội vàng chạy đi
B. Cậu bé lau nước mắt, hai tay cậu đầy xu, túi áo và mũ có nhiều chùm hoa.
C. Cậu bé mỉm cười vui sướng; hai tay đầy xu, túi áo và mũ có nhiều hoa
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu là chủ ngữ của câu Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói?
A. Một nữ sinh.
B. Một nữ sinh đội cái mũ.
C. Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?
A. Chung lưng đấu cật.
B. Nhường cơm sẻ áo.
C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Gạch chân dưới thành phần vị ngữ trong các câu sau:
a. Những âm thanh trong trẻo ấy, bây giờ vẫn còn văng vẳng trong đầu tôi.
b. Cô ấy luôn hát ru cho em và bảo vệ em trong giấc ngủ.
c. Em mơ ước trở thành phi hành gia để nhìn ngắm những vì sao.
d. Cơn mưa rào vừa đi qua làm cho những tàu lá chuối mới xanh và tươi mát làm sao.
Câu 6 (2,0 điểm). Điền thành phần thích hợp vào các câu sau:
a. Mỗi buổi sáng thức dậy, em ……….
b. ………., Tùng đã chăm chỉ luyện tập các dạng đề thi khác nhau.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Nghe – viết (2,0 điểm)
Vườn cải
Bốn luống cải chạy đều một hàng. Màu xanh tươi tắn giãi lên trên màu đất vàng sẫm. Có luống vừa bén chân, mới trổ được đôi ba tờ lá bé. Những mảnh lá xanh rờn có khía răng cưa chu vi, khum xuống sát đất. Cũng có luống những tàu lá cải đã vổng cao, khía lá rách mạnh vào chiều sâu. Ở giữa chòm lá xòe, vươn lên một cái thân dài mụ mẫm và phấn trắng. Đầu thân lơ thơ những chùm hoa nhỏ.
(Theo Tô Hoài)
Câu 8. Viết bài văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người bạn thân của em.
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | B | C | B |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
a. Những âm thanh trong trẻo ấy, bây giờ vẫn còn văng vẳng trong đầu tôi.
b. Cô ấy luôn hát ru cho em và bảo vệ em trong giấc ngủ.
c. Em mơ ước trở thành phi hành gia để nhìn ngắm những vì sao.
d. Cơn mưa rào vừa đi qua làm cho những tàu lá chuối mới xanh và tươi mát làm sao.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa được 1,0 điểm
a. Mỗi buổi sáng thức dậy, em đều tập thể dục cùng bố mẹ.
b. Để có thể đỗ được trường đại học mà mình yêu thích, Tùng đã chăm chỉ luyện tập các dạng đề thi khác nhau.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (1,5 điểm) | - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu + Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm … Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày: + Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm + Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm | 0,25 điểm 1,0 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (2,5 điểm) | 1. Viết được đoạn văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở đoạn (0,5 điểm) Giới thiệu chung về người bạn thân của em: tên, tuổi, nghề nghiệp… B. Thân đoạn (0,75 điểm) - Nêu những điều ở người bạn làm em quý mến, xúc động: + Cử chỉ, lời nói, suy nghĩ + Kỉ niệm giữa em và người bạn đó + Tình cảm người đó dành cho em - Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em với người bạn đó C. Kết đoạn (0,5 điểm) - Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em với người bạn đó.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 1,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 1 |
| 1 |
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
|
|
| 1 | 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 4,5 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,0 20% | 5,0 50% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản
| Nhận biết
| - Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài. - Xác định được các chi tiết, sự việc trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Xác định được thành phần chủ ngữ trong câu. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng | - Tìm câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung đúng với ý nghĩa của câu chuyện. |
| 1 |
| C4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Xác định thành phần vị ngữ trong câu. |
| 1 | C5 |
|
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức đã học và trải nghiệm của bản thân để điền thành phần thích hợp vào chỗ trống trong câu. |
| 1 | C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. |
| 1 | C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một đoạn văn (mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn). - Biết cách viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một người thân thiết. - Bày tỏ tình cảm trong sáng, chân thành với người bạn thân của mình. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 | C8 |
|