A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Tình bạn
Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng :
– Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá !
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn :
– Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.
Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.
Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn.
– Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.
Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.
– Tớ không bỏ cậu đâu.
Sóc cương quyết.
Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen :
– Các cháu có một tình bạn thật đẹp.
Theo Hà Mạnh Hùng
Câu 1 (0,5 điểm). Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì?
A. Rủ nhau vào rừng hái hoa.
B. Rủ nhau vào rừng hái quả.
C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn.
Câu 2 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì?
A. Vội vàng ngăn Thỏ.
B. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây.
C. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn.
Câu 3 (0,5 điểm). Việc làm của Sóc nói lên điều gì?
A. Sóc là người bạn rất khỏe.
B. Sóc là người bạn chăm chỉ.
C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn.
Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung câu chuyện là gì?
A. Ca ngợi tình bạn đẹp giữa Sóc và Thỏ.
B. Khuyên chúng ta không nên vào rừng hái quả.
C. Khuyên chúng ta cẩn thận khi trèo cây.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Hóa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.
b. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
c. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.
d. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
Câu 6 (2,0 điểm). Điền thành phần câu vào chỗ trống theo yêu cầu:
a. (Trạng ngữ) ………., các em học sinh đều vui mừng háo hức.
b. (Vị ngữ) Vào mùa thu, lá vàng ……….
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Nghe – viết (2,0 điểm)
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Câu 8. Viết bài văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học.
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | C | C | A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm)
Câu 6 (2,0 điểm)
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (1,5 điểm) | - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu + Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm … Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày: + Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm + Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm | 0,25 điểm 1,0 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (2,5 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở đoạn (0,5 điểm) Giới thiệu nhân vật mà em định bày tỏ cảm xúc. B. Thân đoạn (0,75 điểm) - Miêu tả đặc điểm ngoại hình, tính cách nhân vật - Nêu những điều em ấn tượng về nhân vật - Điều em học tập được ở nhân vật - Bày tỏ tình cảm, cảm xúc với nhân vật C. Kết bài (0,5 điểm) Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 1,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
|
|
| 1 |
| 1 | 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 |
| 2 | 2 |
| 2 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 |
| 1,0 | 3,5 |
| 4,5 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 1,0 10% | 4,5 45% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết
| - Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài. - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. - Hiểu được nội dung câu chuyện. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Kết nối | - Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu. |
| 1 | C5 |
|
Vận dụng | - Điền thành phần theo yêu cầu vào chỗ trống. |
| 1 | C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. |
| 1 | C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một đoạn văn (mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn). - Biết cách viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với nhân vật trong câu chuyện văn học mà em yêu thích. - Bày tỏ tình cảm tự nhiên, trong sáng, chân thành. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 | C8 |
|