CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
BÀI 11: TẬP LÀM VĂN
ĐỌC: TẬP LÀM VĂN
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bạn nhỏ về quê làm gì?
- Về quê thăm ông bà.
- Về quê trồng hoa hồng.
- Về quê để tìm được nhiều ý cho bài văn.
- Về quê chơi với các bạn trong xóm.
Câu 2: Yêu cầu bài văn mà bạn nhỏ viết là gì?
- Tả cây hoa nhà em.
- Tả cây hoa hồng nhà em.
- Tả cây mít nhà em.
- Tả cây bưởi nhà em.
Câu 3: Từ “xào xạc” trong bài có nghĩa là gì?
- Từ mô phỏng tiếng lá rụng.
- Từ mô phỏng tiếng bước chân.
- Từ mô phỏng tiếng lá cây lay động va chạm nhẹ vào nhau.
- Từ mô phỏng tiếng chim bay.
Câu 4: Bạn nhỏ về tới quê thì trời như nào?
- Trời sáng trưng.
- Trời hửng nắng.
- Trời mưa rào.
- Trời sập tối.
Câu 5: Bạn nhỏ miêu tả cây hoa hồng như thế nào?
- Thân cây hoa to bằng ngón cái.
- Cành hoa nhỏ như ngón tay út.
- Cành hoa xòe ra nhiều lá hình trái tim viền răng cưa.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Tại sao bỗng nhiên bạn nhỏ nhận ra hoa hồng có gai?
- Vì bạn nhỏ cúi xuống tưới nước cho cây thì bị gai đâm.
- Vì bạn nhỏ đánh rơi cuốn vở dưới gốc cây, cúi xuống nhặt thì bị gai cào một vết.
- Vì bố nói cho bạn biết.
- Vì bạn tự quan sát thấy.
Câu 7: Gợi ý cuối cùng trong sách mà bạn nhỏ đọc là gì?
- Em đã chăm sóc, bảo vệ cây hoa đó như thế nào?
- Em có thích cây hoa đó hay không?
- Tại sao em lại thích cây hoa đó?
- Lí do gì khiến em thấy cây hoa đó đẹp?
Câu 8: Bạn nhỏ miêu tả cái bình tưới nước như thế nào?
- Cái bình tưới như chú voi con dễ thương đung đưa vòi.
- Cái bình tưới màu xanh trông rất bắt mắt.
- Cái bình tưới như chú voi to lớn đang đưa vòi xuống uống nước.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 9: Từ “lã chã” (nước mắt, mồ hôi) có nghĩa là gì?
- Nhỏ xuống thành từng giọt nước.
- Nhỏ xuống thành giọt, nối tiếp nhau không dứt.
- Nước chảy róc rách.
- Nước chảy nối tiếp nhau không ngừng.
Câu 10: Câu chuyện trên theo tác giả nào?
- Trần Đăng Khoa.
- Trần Quốc Toàn.
- Nguyên Hồng.
- Nguyên Ngọc.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Ai đưa bạn nhỏ về quê?
- Ba.
- Bố.
- Cha.
- A, B, C đều đúng.
Câu 2: Khi trời còn mù sương, bạn nhỏ làm gì?
- Bạn nhỏ ngủ.
- Bạn nhỏ thức dậy dọn dẹp nhà cửa đỡ ông bà.
- Bạn nhỏ có mặt ngoài vườn để tìm ý tưởng viết văn.
- Bạn nhỏ ra vườn ngắm cây.
Câu 3: Bạn nhỏ ngồi đò dọc mất bao lâu?
- 20 cây số.
- 30 cây số.
- 40 cây số.
- 50 cây số.
Câu 4: Tại sao bạn nhỏ lại quyết định để dở dang bài văn?
- Tại vì bạn nhỏ về tới quê thì trời sập tối, nhìn thấy bụi hồng, bụi dạ lí, bụi mẫu đơn trông không khác gì nhau.
- Tại vì bạn nhỏ chưa biết mình nên tả cây gì.
- Tại vì bạn nhỏ đã mệt và muốn nghỉ ngơi để hôm sau rồi viết văn.
- Tại vì bạn nhỏ chưa biết viết gì.
Câu 5: Chúng ta có thể học được gì từ bạn nhỏ?
- Chăm chỉ, chịu khó làm bài tập cô giao.
- Biết quan sát mọi thứ xung quanh.
- Biết tìm tòi khám phá.
- Cả A, B, C đều đúng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu “cái bình tưới nước như chú voi con dễ thương đung đưa vòi” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- So sánh.
- Lặp từ.
- Nhân hóa.
- Không có đáp án đúng.
Câu 2: Câu “Hồng không phải mít mà cũng có gai” có bao nhiêu danh từ?
- 4 danh từ.
- 3 danh từ.
- 2 danh từ.
- 1 danh từ.
Câu 3: Vì sao bạn nhỏ lại chọn cây hoa hồng để miêu tả?
- Vì bạn nhỏ nghĩ ra ý tưởng khi thấy cây hoa hồng rung rinh, rơi những giọt sương từ mặt lá xuống.
- Vì bạn nhỏ thích cây hoa hồng hơn các cây khác.
- Vì ý định ban đầu của bạn nhỏ là tả cây hoa hồng.
- Vì bạn nhỏ không biết tả cây nào nên chọn cây hoa hồng.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Cách viết văn miêu tả có thể rút ra qua câu chuyện trên là gì?
- Xem xét kỹ lưỡng những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người, cảnh quan,.. xung quanh.
- Phải đi đến tận nơi, nhìn tận mắt những thứ mình muốn miêu tả.
- Cần phải biết liên tưởng đối tượng miêu tả với những sự vật xung quanh.
- A, C đều đúng.
Câu 2: Muốn viết được văn miêu tả thì cần?
- Biết quan sát, liên tưởng các sự vật với nhau.
- Nghĩ ra các ý tưởng rồi viết.
- Tham khảo ý kiến của mọi người rồi viết.
- Sử dụng các hình ảnh nghệ thuật đặc sắc.