Trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT Bài 3: Đọc - Anh em sinh đôi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Đọc - Anh em sinh đôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

ĐỌC: ANH EM SINH ĐÔI

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Anh em sinh đôi là của ai?

  1. Nguyễn Lãm Thắng.
  2. Nguyễn Phan Hách.
  3. Châu Khuê.
  4. Huỳnh Mai Liên.

Câu 2: Ai là hai anh em sinh đôi?

  1. Khánh và Vinh.
  2. Khánh và Long.
  3. Long và Vân.
  4. Long và Vinh.

Câu 3: Câu chuyện có những nhân vật nào?

  1. Khánh, Long.
  2. Khánh, Vân, Vinh.
  3. Long, Vân, Vinh.
  4. Khánh, Long, Vân, Vinh.

Câu 4: Hồi nhỏ khi thấy mọi người không nhận ra ai là anh ai là em thì Long cảm thấy thế nào?

  1. Buồn bã.
  2. Tức giận.
  3. Khoái chí.
  4. Xấu hổ.

Câu 5: Khi lớn lên, Long đã làm gì để tránh bị mọi người gọi nhầm tên?

  1. Không đi cùng anh nữa.
  2. Nhắc nhở mọi người.
  3. Treo bảng tên trước ngực.
  4. Làm mọi thứ khác anh.

Câu 6: Long lo lắng điều gì khi tham gia hội thao của trường?

  1. Mọi người sẽ cổ vũ nhầm hai anh em.
  2. Mọi người sẽ chỉ cổ vũ anh Khánh mà không cổ vũ cho mình.
  3. Không ai cổ vũ cho hai anh em.
  4. Mọi người sẽ chỉ cổ vũ cho mình mà không cổ vũ cho anh Khánh.

Câu 7: Khi hội thao kết thúc, Long cảm thấy như thế nào?

  1. Buồn bã vì mọi người đều nhầm hai anh em.
  2. Ngạc nhiên vì không ai nhầm hai anh em cả.
  3. Vui mừng vì giành chiến thắng.
  4. Buồn bã vì thua cuộc.

Câu 8: Vân đã trả lời thế nào khi Long hỏi sao mọi người không nhầm hai anh em?

  1. Vì Khánh lúc nào cũng nghiêm túc, còn Long thì hay cười.
  2. Vì Khánh hay cười, còn Long thì lúc nào cũng nghiêm túc.
  3. Vì Khánh cao hơn, Long thấp hơn.
  4. Vì Khánh béo hơn, Long gầy hơn.

Câu 9: Theo Vinh, tại sao mọi người không nhầm lẫn hai anh em Long và Khánh?

  1. Vì Long thì hiếu động, Khánh thì trầm tính.
  2. Vì Long thì cởi mở, Khánh thì rụt rè.
  3. Vì Long thì nhanh nhảu, Long thì chậm rãi.
  4. Vì Long thì chậm rãi, Khánh thì nhanh nhảu.

Câu 10: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?

  1. Hai anh em có dáng người.
  2. Hai anh em có mái tóc khác nhau.
  3. Hai anh em có tính cách khác nhau.
  4. Hai anh em có chiều cao khác nhau.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Long không muốn giống anh của mình?

  1. Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm.
  2. Vì Long không thích anh của mình.
  3. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác.
  4. Vì Long cảm thấy mình giỏi hơn anh.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về Long và Khánh?

  1. Long và Khánh là hai anh em họ.
  2. Long và Khánh là hai người bạn thân.
  3. Long và Khánh là hàng xóm.
  4. Long và Khánh là hai anh em sinh đôi.

Câu 3: Câu chuyện thể hiện nội dung gì?

  1. Trong cuộc sống cũng sẽ có những người giống nhau hoàn toàn.
  2. Anh em cùng một nhà thì đều giống nhau.
  3. Mỗi người đều sẽ có một đặc điểm riêng, không bị nhầm lẫn với bất cứ ai.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Vì sao Khánh không bận tâm chuyện bị gọi nhầm tên với em sinh đôi của mình?

  1. Vì Khánh không cảm thấy phiền khi bị người khác gọi nhầm tên.
  2. Vì Khánh rất yêu thương em trai của mình.
  3. Vì Khánh biết là mọi người trêu đùa hai anh em.
  4. Vì Khánh không thích em trai của mình.

Câu 5: Qua những hành động và lời nói của nhân vật Long, chúng ta thấy Long là một cậu bé như thế nào?

  1. Long là một cậu bé cởi mở, lúc nào cũng tươi cười.
  2. Long là một cậu bé hồn nhiên, có nét nghiêm túc.
  3. Long là một cậu bé tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
  4. Long là một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nhận xét về tình cảm của hai anh em Khánh và Long trong câu chuyện?

  1. Coi thường nhau.
  2. Ghét bỏ nhau.
  3. Không ai chịu nhường ai.
  4. Yêu thương nhau.

Câu 2: Vinh đã sử dụng từ láy nào để miêu tả về Khánh?

  1. Nhanh nhẹn.
  2. Chậm chạp.
  3. Nhanh nhảu.
  4. Vui vẻ.

Câu 3: Câu nói Đôi khi giống nhau cũng hay mà, chỉ cần không bị phạt nhầm là được của Khánh thể hiện Khánh là cậu bé như thế nào?

  1. Hài hước.
  2. Nghiêm túc.
  3. Ích kỉ.
  4. Tốt bụng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao nào dưới đây nói về tình cảm anh em trong nhà?

  1. Râu tôm nấu với ruột bầu

      Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

  1. Yêu nhau như thể tay chân

      Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

  1. Lên non mới biết non cao

      Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

  1. Ngó lên nuộc lạt mái nhà

      Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Câu 2: Chúng ta nên có thái độ, tình cảm như thế nào đối với anh chị em trong gia đình?

  1. Coi thường, ghét bỏ.
  2. Yêu thương, khinh bỉ.
  3. Yêu thương, tôn trọng.
  4. Chán ghét, không quan tâm.
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Kết nối trí tuệ, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 3: Đọc - Anh em sinh đôi

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net