Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - KNTT

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói, mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong Cẩm nang đội viên)

Câu 1 (0,5 điểm). Chị Sáu tham gia cách mạng vào năm bao nhiêu tuổi?

A. Mười sáu tuổi.

B. Mười lăm tuổi.

C. Mười hai tuổi.

Câu 2 (0,5 điểm). Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giam giữ, tra tấn trong hoàn cảnh nào?

A. Khi chị đang đi theo dõi bọn giặc.

B. Khi chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

C. Khi chị đi theo anh trai.

Câu 3 (0,5 điểm). Trong câu Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước có những tính từ nào?

A. Hồn nhiên, vui tươi.

B. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng.

C. Hồn nhiên, vui tươi, chiến thắng.

Câu 4 (0,5 điểm). Qua câu chuyện trên, em thấy chị Võ Thị Sáu là người như thế nào?

A. Yêu nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

B. Yêu nước nhưng yếu đuối, nhu nhược.

C. Tàn ác, hiên ngang, anh dũng.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.

Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh

a. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên nhân hóa nhân vật nào? Nhân hóa ở những từ ngữ, chi tiết nào?

b. (1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa trên.

Câu 6 (2,0 điểm). Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:

Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Chợt tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

- Chào bác - Em bé nói với tôi.

- Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em.

- Thưa bác, cháu đi học.

- Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

- Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Ông Trạng thả diều

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Theo TRINH ĐƯỜNG

 

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em đã từng thấy ở vườn thú hoặc trên ti vi.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

B

A

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) 

a. - Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”.

- Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh: đi học, mang chiếc bút chì, mang mẩu bánh mì

b. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm

Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Chợt tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

- (1) Chào bác – (2) Em bé nói với tôi.

- (3) Cháu đi đâu vậy? – (4) Tôi hỏi em.

- (5) Thưa bác, cháu đi học.

- (6) Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

- (7) Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

- Dấu gạch ngang (1), (3), (5), (6), (7) có tác dụng đánh dấu sự bắt đầu của lời nói của một nhân vật.

- Dấu gạch ngang (2), (4) có tác dụng đánh dấu phần chú thích trong câu.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

Tham khảo dàn ý bài văn miêu tả con hổ trong vườn thú.

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em nhìn thấy, được quan sát con hổ.

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Tả ngoại hình:

+ Kích thước

+ Màu sắc, hoa văn bộ lông

+ Hàm răng, móng vuốt

+ Đuôi

+ Đôi mắt, cái tai,…

- Tả hoạt động của con hổ:

+ Khi em quan sát hay nhìn thấy con hổ, con hổ đang làm gì?

+ Khi thấy mọi người vây quanh nhìn, con hổ phản ứng ra sao?

- Tả môi trường sống:

+ Nơi em thấy con hổ sống như thế nào?

+ Thức ăn của hổ là gì?

C. Kết bài (0,5 điểm)

Nêu cảm nghĩ của em.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

0,5

 

1,5

 

 

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

2

2,5

 

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

4,5

 

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 

20%

5,5

55%

2,5

25%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa.

 

0,5

C5.a

 

Kết nối

- Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa.

- Phân tích tác dụng của dấu gạch ngang

 

1,5

C5.b, C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được con vật em đã được thấy ở vườn thú hoặc ti vi.

- Nêu được cảm nhận, suy nghĩ về con vật.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Kết nối, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối tri thức.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com