Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - KNTT

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Bàn tay người nghệ sĩ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

Câu 1 (0,5 điểm). Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

A. Thiên nhiên.

B. Đất sét.

C. Con giống.

Câu 2 (0,5 điểm). Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng Quan Âm là gì?

A. Pho tượng toát lên sự ung dung.

B. Pho tượng vô cùng mĩ lệ.

C. Đôi mắt sống động, như biết nhìn theo.

Câu 3 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm từ láy trong câu chuyện trên?

A. Ung dung, sống động.

B. Ung dung, lạ lùng.

C. Ung dung, tưởng tượng.

Câu 4 (0,5 điểm). Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?

A. Say mê, kiên nhẫn, làm việc hết mình.

B. Gặp được thầy giỏi truyền nghề.

C. Có tài năng thiên bẩm.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Gạch chân dưới các từ ngữ được sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài thơ sau:

Ông trời bật lửa

Chị mây vừa kéo đến

Trăng sao trốn cả rồi

Đất nóng lòng chờ đợi

Xuống đi nào, mưa ơi !

 

Mưa ! mưa xuống thật rồi !

Đất hả hê uống nước

Ông sấm vỗ tay cười

Làm bé bừng tỉnh giấc.

 

Chớp bỗng loè chói mắt

Soi sáng khắp ruộng vườn

Ơ! Ông trời bật lửa

Xem lúa vừa trổ bông

                   Đỗ Xuân Thanh

Câu 6 (2,0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu sau:

a. Câu chứa tính từ miêu tả dáng đi của con người.

b. Câu chứa tính từ miêu tả âm thanh của thiên nhiên.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Chiếc xe đạp của chú Tư

Chiếc xe của chú là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Ngay giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ. Có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

Theo Nguyễn Quang Sáng

Câu 8. Viết đoạn văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn miêu tả con chó, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. Gạch chân dưới câu có sử dụng biện pháp nhân hóa và cho biết phép nhân hóa được sử dụng như thế nào.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

C

B

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 5

(2,0 điểm)

Ông trời bật lửa

Chị mây vừa kéo đến

Trăng sao trốn cả rồi

Đất nóng lòng chờ đợi

Xuống đi nào, mưa ơi !

 

Mưa! Mưa xuống thật rồi !

Đất hả hê uống nước

Ông sấm vỗ tay cười

Làm bé bừng tỉnh giấc.

 

Chớp bỗng loè chói mắt

Soi sáng khắp ruộng vườn

Ơ! Ông trời bật lửa

Xem lúa vừa trổ bông.

- HS tìm được đầy đủ 11 từ, cụm từ (tính cả những từ, cụm từ trùng lặp)

- HS tìm được 8 – 10 từ, cụm từ

- HS tìm được 5 – 7 từ, cụm từ

- HS tìm được dưới 5 từ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0 điểm

1,5 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm

Câu 6

(2,0 điểm)

a. Bà lão lom khom đi trên đường phố trông rất tội nghiệp.

b. Trong khu vườn, những chú chim đậu trên cành cao ríu rít trò chuyện với nhau.

1,0 điểm

1,0 điểm

 

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được đoạn văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở đoạn(0,5 điểm)

Giới thiệu về con chó em định miêu tả

B. Thân đoạn (0,5 điểm)

- Miêu tả ngoại hình: màu lông, kích thước, mắt, chân, đuôi,…

- Miêu tả hoạt động: vui đùa, ăn uống,…

C. Kết đoạn (0,5 điểm)

- Nêu tình cảm của em với con vật.

Tham khảo đoạn văn:

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em cũng vậy, cũng có một chú chó rất đáng yêu và rất nghe lời, tên là Bông. Bông có một bộ lông vàng óng như những tia nắng vào những ngày đẹp trời. Bông trông khá là lùn và mập nhưng nhìn rất đáng yêu. Đôi mắt Bông đã ngả sang màu gỗ nâu vì nó đã già. Cứ mỗi lần có người đi ngang qua, đôi tai của Bông lại vểnh lên, người nó bật dậy đứng lên để xem xét tình hình lúc đó trông nó thật oai hùng. Mỗi khi em đi học về, Bông lại mừng rít lên, cái đuôi vẫy loạn lên rồi nó dúc vào chân em như một thói quen. Đặc biệt khi đói, Bông nũng nịu quấn lấy chân em đòi ăn. Nó đã trở thành một người bạn, một thành viên gia đình, một con vật mà em rất yêu quý.

Câu nhân hóa: dùng từ miêu tả trạng thái, đặc điểm của con người (nũng nịu) về miêu tả con vật.

 

2. Đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa, gạch chân câu sử dụng biện pháp nhân hóa

3. Phân tích phép nhân hóa

4. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết; sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

 

 

1

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

 

2

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

1,0

1,5

 

4,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

3,0 

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

 

- Chỉ ra được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

 

- Xác định được các từ láy được sử dụng trong bài.

- Lí giải chi tiết bằng việc suy ra từ các sự việc trong câu chuyện hoặc bằng suy luận của bản thân.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Chỉ ra được các từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài thơ.

 

1

C5

 

Vận dụng

- Đặt câu với các yêu cầu cho sẵn về các loại tính từ đã được học.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một đoạn văn (mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn).

- Nắm chắc cách viết bài văn miêu tả một con vật.

- Kết hợp kiến thức tiếng Việt là biện pháp nhân hóa vào đoạn văn.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Kết nối, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối tri thức.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net