A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm tuyệt tác. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
(Theo Lâm Ngũ Đường)
Câu 1 (0,5 điểm). Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích gì?
A. Thiên nhiên.
B. Sưu tầm đồ cổ.
C. Vẽ tranh.
Câu 2 (0,5 điểm). Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Pho tượng cực kì mỹ lệ.
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung.
Câu 3 (0,5 điểm). Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?
A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình.
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ.
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì?
A. Để hỏi.
B. Nói lên sự khẳng định, phủ định.
C. Tỏ thái độ khen, chê.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Các vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
Cây chẳng mỏi lưng Xếp hàng thẳng tắp Lá vàng ngăn nắp Rơi xuống nhẹ nhàng.
| Bạn gió lang thang Cù cây cười suốt Chồi non xanh mướt Làm dáng đung đưa (Huỳnh Mai Liên) |
Câu 6 (1,0 điểm). Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:
Sông Cổ Cò xuôi từ chân Ngũ Hành Sơn về Cửa Đại, để lại bao kỉ niệm êm đềm trong tôi. Lặng lẽ cùng tôi đi qua năm tháng, sông quê hương trở nên nhỏ bé lại khi tôi biết đến những bến bờ rộng lớn hơn. Tôi nghiêng mình trước một Thu Bồn trầm lắng, một Vu Gia mênh mang. Và xa hơn, một Hồng Hà làm nên Hà Nội dậy tiếng rồng bay, một Sài Gòn long lanh ánh ngọc Viễn Đông…
(Theo Văn Thành Lê)
Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:
Trẻ em có bổn phận sau đây:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;
- Thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè;
- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia. (Ví dụ: tham quan làng nghề truyền thống, làm một số sản phẩm thủ công, tham gia hoạt động của một câu lạc bộ,…)
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | B | A | A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm)
- Các vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa: cây, lá vàng, gió, chồi non.
- Chúng được nhân hóa bằng cách lấy từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.
Câu 6 (1,0 điểm)
- Danh từ chung: sông, kỉ niệm, tôi, năm tháng, quê hương bến bờ, rồng, ánh ngọc, chân.
- Danh từ riêng: Cổ Cò, Ngũ Hành Sơn, Cửa Đại, Thu Bồn, Vu Gia, Hồng Hà, Hà Nội, Sài Gòn, Viễn Đông.
Câu 7 (1,0 điểm)
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Nội dung đáp án | Biểu điểm |
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) Giới thiệu hoạt động (tên hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động,…) B. Thân bài (2 điểm) - Kể lần lượt các hoạt động theo trình tự (có thể sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, trong khi đó, bên cạnh đó, cuối cùng,…). - Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể (hoạt động diễn ra trong bao lâu, ở địa điểm nào, tham gia cùng với ai,…). - Có thể kết hợp nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động (hoạt động ấn tượng nhất, thú vị nhất,…). C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu kết quả của hoạt động (hiểu thêm về di tích, làng nghề,…). - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động (yêu thích, thú vị, tự hào,…).
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 3 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 0,5 |
| 1,5 |
|
| 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 0,5 | 2 | 2,5 |
| 1 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 4,5 |
| 2,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 5,5 55% | 2,5 25% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7 | 4 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa. |
| 0,5 | C5.a |
|
Kết nối | - Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa. - Phân tích tác dụng của dấu gạch ngang. - Sử dụng được từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh. |
| 1,5 | C5.b, C6, C7 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
| 4 |
|
|
| ||
Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Thuật lại được một hoạt động trải nghiệm. - Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về hoạt động. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 |
|
|