Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - KNTT

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG

Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.

Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.

Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.

Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:

- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!...

(Theo TÔ HOÀI)

Câu 1 (0,5 điểm). Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu.

Câu 2 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu?

A. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

B. đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

C. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ.

Câu 3 (0,5 điểm). Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì?

A. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây.

B. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây.

C. Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim.

Câu 4 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn?

A. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.

B. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.

C. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

Câu 6 (2,0 điểm). Nối các trạng ngữ ở cột trái với nội dung ở cột phải để được câu phù hợp. Sau đó gọi tên loại trạng ngữ đó.

1. Mặt trời vừa mọc

a. nhân dân ta đã vượt qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt.

2. Nhờ có sự giúp đỡ của cô giáo

b. Nam đã hoàn thành bài trình bày đầu tiên trước đám đông.

3. Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần quật cường không chịu khuất phục

c. các bác nông dân đã ra đồng làm việc.

4. Trên cành cây

d. các chú chim đang đua nhau hót líu lo. 

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Mưa cuối mùa

Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng.

Trần Hoài Dương

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết một bức thư cho người thân ở xa kể về ước mơ của em.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

C

C

B

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm): Mỗi dấu ngoặc kép đặt đúng vị trí được 0,5 điểm

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

Câu 6 (2,0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

1 – c à trạng ngữ chỉ thời gian

2 – b à trạng ngữ chỉ nguyên nhân

3 – a à trạng ngữ chỉ phương tiện

4 – d à trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bức thư có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Phần đầu bức thư (0,5 điểm)

- Thời gian, địa điểm viết thư

- Người nhận

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Hỏi thăm tình hình sức khỏe, làm việc, học tập của người thân ở xa

- Kể về ước mơ của mình: ước mơ của em là gì? Tại sao em lại có mơ ước đó? Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ?...

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Lời hứa hẹn, lời chào

- Họ tên người viết thư

 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

 

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

2

1

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

3,5

0,5

2,5

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

3,0 

30%

4,0

40%

3,0

30%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Chỉ ra được các nhân vật, chi tiết, sự kiện trong bài đọc.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Nhận xét, lí giải về các chi tiết, nhân vật bằng thông tin trong bài hoặc bằng suy luận của bản thân.

 

1

 

C3

Vận dụng

Rút ra bài học, thông điệp từ câu chuyện.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp.

 

1

C5

 

Kết nối

- Nối trạng ngữ với nội dung câu thích hợp, gọi tên loại trạng ngữ.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bức thư.

- Biết cách viết một bức thư để kể về một điều gì đó.

- Bày tỏ cảm xúc trong sáng, chân thành.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Kết nối, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Kết nối tri thức.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com