CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
BÀI 9: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐỘNG TỪ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Động từ là gì?
- Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Là những từ chỉ hành vi của con người.
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
- Là những từ chỉ sự vật.
Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?
- Vui, khóc, cười.
- Hoa, nở, đẹp.
- Khóc, cười, xinh.
- Buồn, mếu, xấu.
Câu 3: Câu văn sau có mấy động từ?
Hôm nay mẹ chở em đến trường.
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 4: Từ nào dưới đây là động từ chỉ trạng thái?
- Ăn cơm.
- Đi học.
- Vui buồn.
- Uống nước.
Câu 5: Những từ “buồn, giận, bực, cáu” là động từ chỉ gì?
- Động từ chỉ hành động.
- Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ.
- Động từ chỉ trạng thái cảm xúc.
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại.
Câu 6: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hành động?
- Ngủ.
- Ngồi.
- Nằm.
- Chạy.
Câu 7: Câu nào dưới đây có chứa 2 động từ trở lên?
- Năm nay em học lớp 1.
- Bố em là công an.
- Em yêu gia đình em rất nhiều.
- Mẹ em mua bánh cá cho em ăn.
Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động của con người?
- Bay.
- Hót.
- Nói.
- Đậu.
Câu 9: Từ nào dưới đây chỉ hoạt động của con vật?
- Mếu.
- Bay.
- Cười.
- Nói.
Câu 10: Điền vào chỗ trống còn thiếu dưới đây?
Động từ là những từ chỉ …, trạng thái của …
- Sự vật, hoạt động.
- Hoạt động, con người.
- Hoạt động, sự vật.
- Hành động, cảm xúc.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu tục ngữ sau có mấy động từ?
Uống nước nhớ nguồn
- 4.
- 3.
- 2.
- 1.
Câu 2: Đâu là động từ trong đoạn thơ dưới đây?
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
- Đồng.
- Đò.
- Thả.
- Nhỏ
Câu 3: Đâu là động từ trong mỗi cụm từ sau?
Trông em, quét nhà, xem truyện
- Em, nhà, truyện.
- Trông, nhà, xem.
- Trông, quét, truyện.
- Trông, quét, xem.
Câu 4: Tìm động từ trong câu văn sau?
Bên kia sông chợt có người hát lên những tiếng “à ơi...”
- Hát.
- Tiếng.
- Chợt.
- Sông.
Câu 5: Dòng nào dưới đây là đúng?
- Động từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
- “Vui, khóc, ngủ” là các động từ chỉ hoạt động.
- “Quét nhà” là động từ chỉ trạng thái.
- “Nằm ngủ” là động từ chỉ trạng thái của con người.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là động từ trong đoạn thơ đã cho sau?
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
(Trích Cô giáo lớp em)
- Lời, cho.
- Ngắm, thơm tho.
- Giảng, điểm mười.
- Giảng, ngắm.
Câu 2: Các từ đã cho dưới đây thuộc nhóm từ loại từ nào? Từ thuộc từ loại với nó là?
Ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ
- Danh từ - Vở ghi.
- Động từ - Lau sàn.
- Tính từ - Xanh tươi.
- Không có đáp án đúng.
Câu 3: Khổ thơ sau có những động từ nào?
Tớ bỗng phát hiện ra
Trong vườn hoa của mẹ
Lung linh màu sắc thế
Từng bông hoa tươi xinh.
- Lung linh.
- Phát hiện.
- Vườn hoa
- Bông hoa.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Từ nào dưới đây cùng loại với các từ đã cho? (Động từ chỉ hoạt động)
Đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi, chơi game
- Nghỉ ngơi.
- Nằm ngủ.
- Lau nhà.
- Khóc cười.
Câu 2: Loại nào dưới đây là một phần của động từ chỉ trạng thái?
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại.
- Động từ chỉ trạng thái hoạt động.
- Động từ chỉ hoạt động trạng thái.
- Động từ chỉ hoạt động cảm xúc.