CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
BÀI 9: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
ĐỌC: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
(19 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thơ lục bát.
- Thơ sáu chữ.
- Thơ năm chữ.
- Thơ tự do.
Câu 2: Bài thơ Bầu trời trong quả trứng do ai sáng tác?
- Nguyễn Lãm Thắng.
- Tố Hữu.
- Minh Huệ.
- Xuân Quỳnh.
Câu 3: Bầu trời trong quả trứng có màu gì?
- Màu nâu.
- Màu trắng.
- Màu đen.
- Màu vàng.
Câu 4: Bầu trời trong quả trứng được miêu tả như thế nào?
- Không có gió có nắng.
- Không có lắm sắc màu.
- Một vòm trời như nhau.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Khi “tôi” đạp vỡ bầu trời trong quả trứng, “tôi” thấy điều gì?
- Gió lộng, nắng reo.
- Gió lộng, nắng reo, thương yêu.
- Gió lộng, thương yêu.
- Nắng reo, thương yêu.
Câu 6: Bạn nhỏ phát hiện ra điều gì trong vườn hoa của mẹ?
- Những bông hoa lung linh, rực rỡ màu sắc khác nhau và bông hoa nào cũng đẹp.
- Những bông hoa đều giống y hệt nhau.
- Có những bông hoa tươi, có những bông hoa đã héo.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7: Khi giọng ca của tất cả bạn nhỏ hòa quyện thì trở thành gì?
- Dàn đồng ca lộn xộn.
- Dàn đồng ca vang lừng.
- Dàn đồng ca xinh đẹp.
- Dàn đồng ca đông vui.
Câu 8: Những câu thơ nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra mỗi đứa mình một khác?
- Có bạn thích đứng đầu/ Có bạn hay giận dỗi/ Có bạn thích thay đổi/ Có bạn nhiều ước mơ.
- Cùng ngân nga câu hát/ Chẳng giọng nào giống nhau.
- A, B đều sai.
- A và B đúng.
Câu 9: Tác giả đã sử dụng từ láy nào để miêu tả màu sắc những bông hoa trong vườn hoa của mẹ?
- Long lanh.
- Lung linh.
- Lóng lánh.
- Lấp lánh.
Câu 10: Trong bài thơ có xuất hiện một câu hỏi, đó là câu nào?
- Chẳng giọng nào giống nhau?
- Mình khác nhau nhiều thế?
- Liệu mình có cách xa?
- Ai cũng đều đáng mến?
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt giữa mọi người?
- Lo lắng rằng mình bị mọi người xa lánh vì sự khác nhau đó.
- Lo lắng rằng mình không được mọi người yêu quý.
- Lo lắng rằng giọng hát của mình không hay.
- Lo lắng rằng vì sự khác nhau đó mà mọi người xa cách, không thể thân thiết được với nhau.
Câu 2: Hình ảnh Dàn đồng ca vang lừng ở cuối bài thơ thể hiện điều gì?
- Một tập thể đông người.
- Một tập thể thống nhất.
- Một tập thể thích hát
- Một tập thể đầy sức mạnh.
Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?
- Mỗi người có một giọng hát khác nhau.
- Mọi người cần đoàn kết lại.
- Mỗi người đều có một đặc điểm riêng, chúng ta nên tự tin về bản thân mình.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?
- Vui tươi, hồn nhiên.
- Nhẹ nhàng, trầm lắng.
- Tình cảm, tha thiết.
- Hào hứng, dồn dập.
Câu 5: Bài thơ muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?
- Nên học tập để trở nên giống người khác.
- Tự tin là chính mình.
- Biết giúp đỡ mọi người.
- Biết yêu thương mọi người.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về bài thơ?
- Bài thơ thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên của các bạn nhỏ.
- Bài thơ do nhà thơ Huỳnh Mai Liên sáng tác.
- Bài thơ muốn nói rằng mỗi người đều đặc biệt, không ai giống ai.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Bài thơ sử dụng bao nhiêu từ láy?
- 3 từ.
- 4 từ.
- 5 từ.
- 6 từ.
Câu 3: Khổ thơ sau có những danh từ nào?
Tớ bỗng phát hiện ra
Trong vườn hoa của mẹ
Lung linh màu sắc thế
Từng bông hoa tươi xinh.
- vườn, hoa, màu sắc, từng, bông hoa.
- vườn, hoa, mẹ, màu sắc, bông hoa.
- tớ, vườn, hoa, mẹ, từng, bông hoa.
- tớ, vườn, mẹ, màu, hoa, xinh.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Chúng ta cần có thái độ như thế nào với những người có đặc điểm khác nhau xung quanh ta?
- Tôn trọng.
- Coi thường.
- Bàn tán, nói xấu.
- Ghen ghét, đố kị.